Các biểu mẫu mới trong đăng ký, quản lý cư trú
Vừa qua, Bộ công an đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Đang xem: Thã´ng tæ° 36/2014/tt
MỤC LỤC VĂN BẢN

BỘ CÔNG AN ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
Số: 36/2014/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2014 |
THÔNGTƯ
QUYĐỊNH VỀ BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CƯ TRÚ
Căn cứ Luật Cư trú ngày 11 tháng 7 năm2013;
Căn cứ Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện phápthi hành Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổngcục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tưquy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Chương I
NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về biểu mẫu,quy cách, cách ghi và quản lý biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Điều 2. Đối tượng ápdụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, người làm công tác đăngký, quản lý cư trú.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, côngdân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trởvề Việt Nam sinh sống.
Điều 3. Các biểu mẫusử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú
Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quảnlý cư trú (sau đây viết gọn là biểu mẫu) ký hiệu là HK, bao gồm:
1. Bản khai nhân khẩu (ký hiệu làHK01) được sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp:
– Khi làm thủ tục đăng ký thường trú,đăng ký tạm trú;
– Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạmtrú nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào;
2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu(ký hiệu là HK02) được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhânkhẩu như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trongsổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng kýthường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạmtrú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạntạm trú. Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thìcông dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lýcư trú.
3. Phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu(ký hiệu là HK03) được sử dụng để xác minh những hộ, nhân khẩu có những thông tinchưa rõ, chưa thống nhất.
4. Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu,nhân khẩu (ký hiệu là HK04) được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú, các đơn vị sửdụng để trao đổi thông tin khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Phiếu khai báo tạm vắng (ký hiệu làHK05) được sử dụng cho người phải khai báo tạm vắng khai báo với Công an xã,phường, thị trấn nơi cư trú.
6. Phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu (ký hiệulà HK06) được cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập đểphục vụ việc theo dõi, tra cứu hồ sơ hộ khẩu.
7. Giấy chuyển hộ khẩu (ký hiệu làHK07) được dùng để cấp cho các trường hợp chuyển nơi thường trú.
8. Sổ hộ khẩu (ký hiệu là HK08) đượcdùng để cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú.
9. Sổ tạm trú (ký hiệu là HK09A và HK09B)được dùng để cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú và có thời hạntối đa là 24 (hai mươi bốn) tháng. Mẫu HK09A cấp cho hộ gia đình, mẫu HK09B cấpcho cá nhân.
10. Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (kýhiệu là HK10) được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú sử dụng để theo dõi, ghichép thông tin quá trình giải quyết đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, thay đổinơi đăng ký thường trú, tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổtạm trú.
11. Sổ đăng ký thường trú (ký hiệu làHK11) được cơ quan đăng ký, quản lý cư trú sử dụng để ghi chép kết quả đăng kýthường trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, thay đổi nơi đăng kýthường trú, xóa đăng ký thường trú, tách sổ hộ khẩu, đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổhộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú. MẫuHK11 được lập theo thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, đường phố, tổ dânphố hoặc theo nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức. Khi có những thay đổithông tin của từng nhân khẩu trong hộ, cơ quan Công an lập sổ phải tiến hành điềuchỉnh kịp thời nội dung thay đổi. Mẫu HK11 là tài liệu gốc, có giá trị pháp lýđể giải quyết các công việc liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú. Mẫu HK11do Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an huyện, quận, thị xã thuộcthành phố trực thuộc Trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập, lưutrữ và khai thác lâu dài.
12. Sổ đăng ký tạm trú (ký hiệu làHK12) được Công an xã, phường, thị trấn sử dụng để ghi chép kết quả đăng ký tạmtrú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; xóa đăng ký tạm trú; xác nhậnnơi tạm trú; đổi, cấp lại sổ tạm trú, gia hạn tạm trú.
13. Sổ tiếp nhận lưu trú (ký hiệu làHK13) được Công an xã, phường, thị trấn sử dụng để theo dõi việc tiếp nhậnthông báo lưu trú theo quy định của Luật Cư trú.
14. Túi hồ sơ hộ khẩu (ký hiệu làHK14) được Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng để lưu trữhồ sơ hộ khẩu. Mỗi hộ đã đăng ký thường trú lập một túi hồ sơ hộ khẩu riêng.
15. Thống kê tình hình, kết quả đăngký, quản lý cư trú (ký hiệu là HK15) được Công an các đơn vị, địa phương sử dụngđể thống kê hộ khẩu, nhân khẩu, kết quả đăng ký, quản lý cư trú tại địa phươngtheo tháng, 06 tháng, hàng năm và báo cáo lên cơ quan Công an cấp trên.
Điều 4. Quy cách cácbiểu mẫu
1. Mẫu HK01, HK02, HK03, HK04, HK07,HK10, HK11, HK12, HK13, HK15 in trên khổ giấy 210 mm x 297 mm, in đen trắng. MẫuHK05 in trên khổ giấy 205 mm x 145 mm, mẫu HK06 in trên khổ giấy 80 mm x 130mm, mẫu HK14 in trên khổ giấy 270 mm x 350 mm, in đen trắng.
Mẫu HK08 (20 trang), HK09A (12 trang),HK09B (04 trang), in trên khổ giấy 120 mm x 165 mm, in mầu, có hoa văn, mật hiệubảo vệ.
2. Mẫu HK04, HK05 và HK07 được đóngthành quyển, được cấu tạo thành 02 liên có nội dung như nhau, một phần cấp chongười đến làm thủ tục khai báo tạm vắng, cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc chuyểncho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú cấp có thẩm quyền, một phần lưu tại cơ quanCông an có thẩm quyền cấp giấy.
Điều 5. In, phát hànhvà quản lý các biểu mẫu
1. Bộ Công an thống nhất quản lý, in,phát hành các biểu mẫu HK08, HK09A, HK09B. Công an tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quản lý, in, phát hành các mẫu HK01, HK02, HK03, HK04, HK05, HK06,HK07, HK10, HK11, HK12, HK13, HK14, HK15 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi inkhông được thay đổi nội dung, kích thước của biểu mẫu.
2. Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trúvà dữ liệu quốc gia về dân cư hướng dẫn Công an các địa phương lập sổ sách theodõi chuyển giao hồ sơ hộ khẩu, cập nhật thông tin, tra cứu, khai thác tàng thưhồ sơ hộ khẩu.
3. Biểu mẫu về đăng ký, quản lý cư trúđược đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
4. Kinh phí in biểu mẫu quy định tại khoản1, khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán ngânsách hàng năm của Bộ Công an. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm lậpdự toán, quyết toán kinh phí in biểu mẫu theo quy định của Luật Ngân sách nhànước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương II
CÁCHGHI BIỂU MẪU
Điều 6. Yêu cầu ghibiểu mẫu
1. Ghi chính xác, thống nhất những nộidung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải rõ ràng, viết cùng một loại mực, khôngviết tắt.
2. Người đến làm thủ tục đăng ký cưtrú không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộtheo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải kê khai trung thực, ký, ghi rõ họtên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
3. Các sổ phải được viết liên tục theothứ tự từng trang, không được bỏ trống; phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung ởbìa và các trang của sổ.
4. Các cột, mục trong biểu mẫu phải đượcghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tạiThông tư này.
5. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửachữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong biểu mẫu.
Điều 7. Thông tinchung trong biểu mẫu
1. Thông tin chung trong các loại biểumẫu bao gồm: Thông tin về cá nhân, về địa chỉ cư trú và về cơ quan có thẩm quyềnđăng ký, quản lý cư trú.
2. Cách ghi thông tin về cá nhân
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căncứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờtrên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấytờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ inhoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác địnhtheo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”:Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính namthì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theogiấy khai sinh;
e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quántheo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinhkhông có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bàngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồngốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấphuyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địadanh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch ViệtNam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghidân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thìghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩmquyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”:Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
3. Cách ghi thông tin về địa chỉ cưtrú
Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đườngphố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trườnghợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghirõ phiên âm bằng tiếng Việt).
4. Ghi thông tin về cơ quan có thẩmquyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi cơ quan Công an cấp trêntrực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cưtrú.
Điều 8. Cách ghi bảnkhai nhân khẩu
1. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõtrình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốtnghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biếtchữ thì ghi rõ “không biết chữ”).
2. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõchuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khácđược ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
3. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõtên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
4. Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng,năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
5. Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tộidanh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa ántích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạtbổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bịáp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng;đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời gianbị áp dụng biện pháp đó.
Điều 9. Cách ghi phiếubáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệvới chủ hộ” ghi như sau:
a) Trường hợp đăng ký thường trú hoặcđăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mụchọ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú,mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý chonhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồngý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quanhệ thực tế với chủ hộ đó;
c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổitrong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; táchsổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặcxác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ vớichủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu,nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ýkiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ýcho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi nhưsau:
a) Trường hợp xác nhận việc trước đâyđã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xácnhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tincơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đãđăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thườngtrú;
b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bịmất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việcbị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơithường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
5. Trường hợp người viết phiếu báothay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thìcông dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về ngườicó thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.
Điều 10. Cách ghi phiếuxác minh hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quan nhậnphiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trườnghợp gửi phiếu xác minh cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn ngoài phạm vi địagiới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi đầy đủ địagiới hành chính của Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh).
2. Phần yêu cầu xác minh (mặt trước):
a) Mục “Nội dung xác minh”: Ghi tóm tắt,rõ nội dung cần xác minh và thông tin về các nhân khẩu kèm theo (nếu có);
b) Mục “Kết quả xác minh gửi về:”: Ghitên cơ quan nơi lập phiếu xác minh và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó. Trườnghợp cơ quan Công an xã, phường, thị trấn lập phiếu xác minh gửi đi ngoài phạmvi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi đầy đủ địa giới hànhchính của Công an xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh);
c) Mục “Trưởng Công an”: Trưởng Côngan nơi gửi phiếu xác minh phải ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu. Đối vớiCông an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và Công an thịxã, thành phố thuộc tỉnh thì Chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tựxã hội ký phiếu xác minh trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,ngoài phạm vi cấp huyện thì Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh ký phiếu xác minh.
3. Phần trả lời xác minh (mặt sau):
a) Mục “Kết quả xác minh”: Trả lời đầyđủ kết quả xác minh theo các nội dung yêu cầu xác minh. Trường hợp không có đốitượng xác minh hoặc thông tin về đối tượng không chính xác cũng phải trả lời;
b) Mục “Trưởng Công an”: Trưởng Côngan nơi gửi trả lời xác minh phải ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu.
Điều 11. Cách ghi phiếuthông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quanđăng ký, quản lý cư trú nơi nhận phiếu và cấp trên trực tiếp của cơ quan đó.Trường hợp thông báo về việc đã đăng ký thường trú phải gửi trực tiếp cho cơquan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Nếu cơquan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu (nơi đăng ký thường trú cũ) là cơ quanCông an xã, phường, thị trấn thì phải ghi đầy đủ địa giới hành chính của Côngan xã, phường, thị trấn đó (xã, huyện, tỉnh).
2. Mục “Nội dung thay đổi”: Ghi đầy đủ,rõ ràng những nội dung thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp thông báo vềviệc đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an nơi chuyển đến phải ghi đầy đủcác thông tin sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú cũ,nơi chuyển đến, họ và tên các nhân khẩu kèm theo cùng đăng ký thường trú, giấychuyển hộ khẩu (số, ngày, tháng, năm cấp).
3. Mục “Đề xuất, kiến nghị”: Ghi cụ thểý kiến đề xuất, kiến nghị (nếu có). Trường hợp thông báo về việc đã đăng ký thườngtrú thì phải đề nghị cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu làm thủ tục xóađăng ký thường trú.
Điều 12. Cách ghi Phiếukhai báo tạm vắng
1. Mục “Nơi thường trú/nơi tạm trú”: Nếughi nơi thường trú thì gạch nơi tạm trú và ngược lại.
2. Mục “Lý do tạm vắng”: Ghi rõ lý dođi khỏi nơi cư trú.
3. Phần phiếu cấp cho công dân thì Trưởngcông an xã, phường, thị trấn nơi cấp phiếu khai báo tạm vắng phải ký, ghi rõ họ,tên và đóng dấu; phần lưu thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn và người khaibáo chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên.
Điều 13. Cách ghi phiếutheo dõi hồ sơ hộ khẩu
1. Mặt trước:
a) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số”: Ghi theo sốhồ sơ hộ khẩu trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu;
b) Mục “Danh sách những người trong hộ”:Ghi đầy đủ, chính xác từng người trong hộ.
2. Mặt sau: Ghi tiếp danh sách nhữngngười trong hộ theo hướng dẫn tại mặt trước (nếu mặt trước không đủ để ghi).
Điều 14. Cách ghi giấychuyển hộ khẩu
1. Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo sốthứ tự cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõlý do chuyển hộ khẩu.
3. Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và“quan hệ với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ thực tế với chủ hộ nơi ngườiđăng ký thường trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).
Xem thêm: bctc vinamilk
4. Mục “Những người trong hộ cùng chuyểnhộ khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của ngườitrong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quanCông an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để thông báocho cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến. Trước khi cấp sổ hộkhẩu mới, cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến thu lại sổ hộkhẩu cũ để lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
Điều 15. Cách ghi sổhộ khẩu
1. Mặt trong của bìa trước
a) Mục “Công an tỉnh/TP”: Ghi hoặc intên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Mục “Số”: Mỗi sổ hộ khẩu được cấp mộtsố riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.Trường hợp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu thì số của sổ hộ khẩu đổi, cấp lại là số củasổ hộ khẩu đã cấp trước đó;
c) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số” và mục “Sổđăng ký thường trú số”: Ghi theo số hồ sơ hộ khẩu và số của sổ đăng ký thườngtrú lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
2. Trang chủ hộ: Mục “Lý do xóa đăngký thường trú” ghi rõ lý do xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú.
3. Các trang nhân khẩu có quan hệ vớichủ hộ: Ghi theo cách ghi của trang chủ hộ. Mục quan hệ với chủ hộ thì ghi rõnhư: Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột. Trường hợp đượcchủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu thì ghi theo mối quan hệ thực tế.
4. Các trang điều chỉnh thay đổi: Ghirõ nội dung điều chỉnh như thay đổi chủ hộ; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày,tháng, năm sinh; thay đổi địa giới hành chính. Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnhthay đổi trong sổ hộ khẩu là cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú.
5. Cán bộ đăng ký phải ký, ghi rõ họ,tên tại các trang chủ hộ, từng trang nhân khẩu và điều chỉnh thay đổi (nếu có).Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải ký, ghi rõ họ, tên vàđóng dấu tại mặt trong của bìa trước, trang chủ hộ, từng trang nhân khẩu cótrong sổ và trang điều chỉnh thay đổi (nếu có).
6. Mỗi sổ hộ khẩu được dùng cho 01 hộ.Trường hợp số nhân khẩu trong hộ nhiều hơn số trang có mục “quan hệ với chủ hộ”thì ghi vào mặt trong trang bìa trước là “Quyển số 01” và được lập “Quyển số02, Quyển số 03, v.v…” có số trùng với số của quyển số 01. Mặt trong trangbìa trước ghi rõ là “Quyển số 02, Quyển số 03, v.v…” và đóng dấu treo, trangchủ hộ ghi giống như quyển số 01, các trang còn lại ghi nhân khẩu tiếp theo.
7. Trường hợp chuyển đến cả hộ, trướckhi cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nơi chuyển đến thu sổ hộkhẩu cũ và đóng dấu “Hủy” vào mặt trong của bìa trước tại mục ghi họ và tên chủhộ và nơi thường trú, để lưu vào tàng thư. Trường hợp chuyển một người hoặc mộtsố người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi thông tin người chuyểnđi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi đến.
Điều 16. Cách ghi sổtạm trú
1. Mục “Công an tỉnh/TP”: Ghi hoặc intên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Mục “Số”: Mỗi sổ tạm trú được cấp mộtsố riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.Trường hợp đổi, cấp lại sổ tạm trú thì số của sổ tạm trú đổi, cấp lại làsố của sổ tạm trú đã cấptrước đó;
3. Mục “Nơi tạm trú”: Ghi rõ địa chỉnơi tạm trú hiện nay.
4. Mục “Tạm trú đến ngày”: Ghi rõngày, tháng, năm hết thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân.
5. Mục “Đã tạm trú liên tục từ ngày…đến ngày…tại…”: Ghi rõ khoảng thời gian (từ ngày, tháng, năm đến ngày,tháng, năm) công dân đã tạm trú liên tục tại một chỗ ở hoặc nhiều chỗ ở khácnhau trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang tạm trú.
6. Mục “Sổ có giá trị đến ngày”: Ghirõ ngày, tháng, năm sổ tạm trú hết thời hạn. Giá trị của sổ tạm trú là hai mươibốn tháng, được tính từ ngày, tháng, năm cấp sổ tạm trú.
7. Mục “Sổ đăng ký tạm trú số”: Ghitheo số của sổ đăng ký tạm trú.
8. Mục “Lý do xóa đăng ký tạm trú”:Ghi rõ lý do xóa đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 19 Thôngtư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng BộCông an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềuvà biện pháp thi hành Luật Cư trú.
9. Mục “Điều chỉnh thay đổi”: Ghi đầyđủ nội dung thay đổi các thông tin trong sổ tạm trú.
10. Mục “Gia hạn tạm trú”: Ghi rõngày, tháng, năm hết thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân. Thời hạn tạmtrú của mỗi lần gia hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa khôngquá thời hạn còn lại của sổ tạm trú.
Điều 17. Cách ghi sổtheo dõi giải quyết hộ khẩu
1. Mục “Nội dung yêu cầu giải quyết”:Ghi tóm tắt, đầy đủ nội dung yêu cầu giải quyết.
2. Mục “Hồ sơ kèm theo”: Ghi đầy đủ,chính xác các loại giấy tờ có trong hồ sơ đã tiếp nhận.
3. Mục “Nhận hồ sơ”: Phải ghi đầy đủ họvà tên người nhận, ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, ngày, tháng, năm hẹn trả hồ sơ.Nếu một ngày một người tiếp nhận nhiều hồ sơ thì tại cột 6, cột 7 chỉ cần ghi họvà tên người nhận, ngày, tháng, năm nhận hồ sơ ở dòng đầu tiên. Nếu một ngày cónhiều người tiếp nhận hồ sơ thì tại cột 7 chỉ cần ghi ngày, tháng, năm nhận hồsơ ở dòng đầu tiên.
4. Mục “Trả kết quả”: Ghi ngày, tháng,năm và kết quả giải quyết (đăng ký thường trú; điều chỉnh những thay đổi; đổi,cấp lại sổ hộ khẩu; bổ sung thủ tục, kê khai lại hồ sơ, giấy tờ; không giải quyếtđăng ký thường trú …).
Điều 18. Cách ghi sổđăng ký thường trú
1. Phần “Mục lục”: Ghi đầy đủ cácthông tin theo mẫu.
2. Phần nội dung: Mỗi trang của sổdùng để ghi thông tin về một hộ đã đăng ký thường trú. Dòng đầu tiên ghi chủ hộ,các dòng tiếp theo ghi lần lượt các nhân khẩu có trong hộ.
a) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số”: Ghi theo sốhồ sơ hộ khẩu lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu;
b) Mục “Người có thẩm quyền đăng ký”:Chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an xã,thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh ký, ghi rõ họ, tên. Trường hợp đăng ký một lầncho nhiều người thì người có thẩm quyền chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên ở hàng ghinhân khẩu cuối cùng;
c) Mục “Nội dung điều chỉnh, thay đổi””:Ghi rõ nội dung như: thay đổi chủ hộ, thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng,năm sinh; thay đổi địa giới hành chính; xóa đăng ký thường trú (ngày, tháng,năm xóa đăng ký thường trú, nơi chuyển đến); cấp giấy chuyển hộ khẩu (ngày,tháng, năm cấp giấy chuyển hộ khẩu, nơi chuyển đến); đổi, cấp lại sổ hộ khẩu…;
d) Mục “Tờ số”: Ghi theo số thứ tự tạimục lục.
Điều 19. Cách ghi sổđăng ký tạm trú
1. Mục “Nơi tạm trú”: Ghi rõ số nhà, đườngphố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
2. Mục “Người có thẩm quyền đăng ký”:Nếu đăng ký cho nhiều người một lần thì chỉ cần ghi rõ họ, tên cán bộ đăng ký ởhàng ghi nhân khẩu cuối cùng.
3. Mục “Nội dung điều chỉnh, thay đổi”:Ghi nội dung điều chỉnh, thay đổi và ngày, tháng, năm điều chỉnh, thay đổi nộidung đó. Trường hợp gia hạn tạm trú thì ghi cụ thể thời gian gia hạn tạm trú.
Điều 20. Cách ghi sổtiếp nhận lưu trú
1. Mục “Lý do lưu trú”: Ghi rõ lý donhư chữa bệnh, thăm thân, du lịch.
2. Mục “Địa chỉ lưu trú”: Ghi rõ sốnhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
3. Mục “Hình thức, thời gian thôngbáo”: Ghi rõ hình thức trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạngmáy tính, thời gian, họ, tên người thông báo lưu trú, số điện thoại (nếu có).
4. Mục “Ghi chú”: Cán bộ tiếp nhận lưutrú ghi các trường hợp có nghi vấn, trường hợp cần thiết do yêu cầu bảo đảm anninh, trật tự thì phải báo cáo ngay về Công an xã, phường, thị trấn.
Điều 21. Cách ghi túihồ sơ hộ khẩu
Mục “Nộp lưu ngày”: Ghi theo ngày,tháng, năm đưa hồ sơ hộ khẩu vào lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
Điều 22. Cách ghi thốngkê tình hình, kết quả đăng ký, quản lý cư trú
1. Phần hộ, nhân khẩu hiện đang cư trú(phần I)
Mục “Nhân khẩu thành thị”: Thống kê sốnhân khẩu hiện đang cư trú tại các quận, phường và thị trấn.
2. Phần các loại hộ, nhân khẩu (phầnII)
a) Mục “Đi ngoài tỉnh”: Thống kê số hộ,nhân khẩu đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đi tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương khác;
b) Mục “Đi ngoài huyện trong tỉnh”: Thốngkê số hộ, nhân khẩu đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đi huyện, quận, thị xã,thành phố khác trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Mục “Đi ngoài xã trong huyện”: Thốngkê số hộ, nhân khẩu đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đi phường, xã, thị trấnkhác trong cùng phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Mục “Ngoài tỉnh đến”: Thống kê số hộ,nhân khẩu từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác đến đăng ký tạm trú;
đ) Mục “Ngoài huyện trong tỉnh đến”:Thông kê số hộ, nhân khẩu từ huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong cùng phạmvi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến đăng ký tạm trú;
e) Mục “Ngoài xã trong huyện đến”: Thốngkê số hộ, nhân khẩu từ phường, xã, thị trấn khác trong cùng phạm vi huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh đến đăng ký tạm trú.
3. Phần kết quả đăng ký, quản lý cưtrú (phần III)
Mục “Ngoài tỉnh đến”: Thống kê số hộ,nhân khẩu từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác chuyển đến đăng ký thườngtrú.
4. Phần công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu(Phần V)
a) Mục “Nhận hồ sơ hộ khẩu đến”: Thốngkê tổng số hồ sơ hộ khẩu do Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trựcthuộc Trung ương; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác chuyển đến;
b) Mục “Chuyển hồ sơ hộ khẩu đi”: Thốngkê tổng số hồ sơ hộ khẩu chuyển đi Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phốtrực thuộc Trung ương; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác.
5. Cách tính tổng số hộ, nhân khẩu hiệnđang cư trú được thực hiện như sau:
– Tổng số hộ hiện đang cư trú gọi làX; tổng số nhân khẩu hiện đang cư trú gọi là Y. Cách tính tổng số nhân khẩu nữ;nhân khẩu từ 14 tuổi trở lên hiện đang cư trú thực hiện như cách tính tổng sốnhân khẩu hiện đang cư trú (Y) dưới đây.
a) Đối với cơ quan Công an cấp tỉnh
– X = Tổng số hộ đăng ký thường trú -Tổng số hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng số hộđăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến.
– Y = Tổng số nhân khẩu đăng ký thườngtrú – Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh+ Tổng số nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến.
b) Đối với cơ quan Công an cấp huyện
– X = Tổng số hộ đăng ký thường trú -(Tổng số hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng sốhộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyện trong tỉnh) + (Tổngsố hộ đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số hộ đăng ký tạm trú ngoài huyệntrong tỉnh đến).
– Y = Tổng số nhân khẩu đăng ký thườngtrú – (Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh+ Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyệntrong tỉnh) + (Tổng số nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số nhânkhẩu đăng ký tạm trú ngoài huyện trong tỉnh đến).
c) Đối với Công an cấp xã
– X = Tổng số hộ đăng ký thường trú -(Tổng số hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh + Tổng sốhộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyện trong tỉnh + Tổngsố hộ không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài xã trong huyện) + (Tổngsố hộ đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổng số hộ đăng ký tạm trú ngoài huyệntrong tỉnh đến + Tổng số hộ đăng ký tạm trú ngoài xã trong huyện đến).
– Y = Tổng số nhân khẩu đăng ký thườngtrú – (Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài tỉnh+ Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đi ngoài huyệntrong tỉnh + Tổng số nhân khẩu không cư trú tại nơi đã đăng ký thường trú đingoài xã trong huyện) + (Tổng số nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài tỉnh đến + Tổngsố nhân khẩu đăng ký tạm trú ngoài huyện trong tỉnh đến + Tổng số nhân khẩuđăng ký tạm trú ngoài xã trong huyện đến).
4. Khi thống kê phải ghi chính xác, đầyđủ các chỉ tiêu thông tin, thời điểm báo cáo, cán bộ thống kê ký, ghi rõ họ,tên; thủ trưởng đơn vị thống kê ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu.
Chương III
TỔCHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Hiệu lực thihành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kểtừ ngày 28 tháng 10 năm 2014 và thay thế Thông tư số 81/2011/TT-BCA ngày 15tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu được sử dụngtrong đăng ký, quản lý cư trú.
2. Các biểu mẫu quy định tại Thông tưsố 81/2011/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định vềbiểu mẫu được sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú đã in thì tiếp tục được sửdụng cho đến hết.
Điều 24. Trách nhiệmthi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quảnlý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướngdẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơnvị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tưnày, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về BộCông an (qua Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dâncư) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao: – UBND các tỉnh, tp trực thuộc Trung ương; – Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; – Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; – Công an các tỉnh, tp trực thuộc Trung ương; – Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, tp trực thuộc Trung ương; – Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; – Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ Công an; – Lưu: VT, C72, V19. |
BỘ TRƯỞNG Đại tướng Trần Đại Quang |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
BẢN KHAI NHÂN KHẨU
(Dùng cho người từ đủ 14 tuổi trở lên)
1. Họ và tên (1):…………………………………………………………………………………………………. 2. Họ và tên gọi khác (nếu có): ……………………………………………………………………………. 3. Ngày, tháng, năm sinh:……………./……..…./……………… 4. Giới tính:………………………… 5. Nơi sinh:………………………………………………………………………………………………………. 6. Nguyên quán:………………………………………………………………………………………………… 7. Dân tộc:………………………8. Tôn giáo:………….…………9. Quốc tịch:……………………… 10. CMND số:………………………. 11. Hộ chiếu số:…………………………………………………. 12. Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………… 13. Địa chỉ chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………… 14. Trình độ học vấn (2):………..…………..15. Trình độ chuyên môn (3):…………………………… 16. Biết tiếng dân tộc:………………………..17. Trình độ ngoại ngữ:………………………………. 18. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… 19. Tóm tắt về bản thân (Từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì): |
||||||
Từ tháng, năm đến tháng, năm |
Chỗ ở (Ghi rõ số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/ phường/thị trấn; quận/ huyện; tỉnh/ thành phố. Nếu ở nước ngoài thì ghi rõ tên nước) |
Nghề nghiệp, nơi làm việc |
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
|
|
|
||||
20. Tiền án (Tội danh, hình phạt, theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án):…………….. ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… 21. Tóm tắt về gia đình (Bố, mẹ; vợ/chồng; con; anh, chị, em ruột) (4): |
||||||
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Giới tính |
Quan hệ |
Nghề nghiệp |
Địa chỉ chỗ ở hiện nay |
Tôi cam đoan những lời khai trên đâylà đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình./.
………., ngày…..tháng…..năm…… NGƯỜI KHAI HOẶC NGƯỜI VIẾT HỘ (Ký, ghi rõ họ tên) |
____________
(1) Viết chữ inhoa đủ dấu;
(2) Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất(Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đạihọc, Cao đẳng, Trung cấp, tốtnghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữthì ghi rõ “không biết chữ”);
(3) Ghi rõ chuyên ngành được đào tạohoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng,chứng chỉ.
(4) Ghi cả cha, mẹ, con nuôi; người nuôidưỡng; người giám hộ theo quy định của pháp luật (nếu có).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU
Kính gửi:…………………………….
I. Thông tin về người viết phiếu báo
1. Họ và tên (1):…………………………………………………………………. 2. Giớitính:……………..
3. CMND số:………………….…………………….4. Hộ chiếu số:……………………………………….
5. Nơi thường trú:…………………………………………………………………………………………………
6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………
II. Thông tin về người cóthay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
1. Họ và tên (1):………………………………………….……………………. 2.Giới tính:………………..
3. Ngày, tháng, năm sinh:……/……/………………. 4. Dântộc:……..5. Quốc tịch:…………………
6. CMND số:……………………………. 7. Hộ chiếu số:………………………………………………….
8. Nơi sinh:………………………………………………………………………………………………………….
9. Nguyên quán:…………………………………………………………………………………………………..
10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:………………………………………………………………………………..
11. Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………….
12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………….
13. Họ và tên chủ hộ:……………………………..………….14. Quan hệ vớichủ hộ:………………..
15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu(2):………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
16. Những người cùng thay đổi:
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Giới tính |
Nơi sinh |
Nghề nghiệp |
Dân tộc |
Quốc tịch |
CMND số (hoặc Hộ chiếu số) |
Quan hệ với người có thay đổi |
……, ngày….tháng….năm… Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3) (Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên) |
……, ngày….tháng….năm… NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO (Ký, ghi rõ họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN (4):………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
……, ngày…tháng…năm… TRƯỞNG CÔNG AN:……….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
____________
(1) Viết chữ in hoa đủdấu
(2) Ghi tóm tắt nội dungthay đổi hộ khẩu,nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơiđăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổhộ khẩu …
(3) Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ýcho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu;chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.
(4) Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việccông dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bịmất.
Ghi chú: Trường hợp người viết phiếubáo cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khainhững nội dung quy định tại mục II
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
PHIẾUXÁC MINH HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU
Kính gửi: …………………………………
Đề nghị xác minh trường hợp:
1. Họ và tên (1):…………………………………………………………………………………………………….
2. Họ và tên gọi khác (nếu có):………………………………………………………………………………..
3. Ngày, tháng, năm sinh:………../………/…………… 4. Giớitính:……………………………………..
5. Nơi sinh:………………………………………………………………………………………………………….
6. Nguyên quán:…………………………………………………………………………………………………..
7. Dân tộc:………………………………… 8. Tôn giáo:…………….9. Quốc tịch:…………………….
10. CMND số:………………………..…………… 11. Hộchiếu số:………………………………………
12. Họ tên cha: ……………………………..……. 13. Họ tênmẹ:…………………………………………
14. Họ và tên chủ hộ:………………………….……………… 15.Quan hệ với chủ hộ:………………
16. Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
17. Địa chỉ chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
18. Nghề nghiệp, nơi làm việc:………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
NỘI DUNG XÁCMINH (2)
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Kết quả xác minh xin gửi về …………………………………………………………………………………..
………………………………………. trước ngày……tháng……năm…….
Xem thêm: Giáo Trình Marketing Căn Bản, Download Tài Liệu Marketing Căn Bản
CÁN BỘ LẬP PHIẾU (Ký, ghi rõ họ tên) |
………., ngày…..tháng….năm….. TRƯỞNG CÔNG AN………….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
………………………. ………………………. |
TRẢ LỜI XÁC MINH |
1. Kết quả xác minh (3):…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………..