Tài liệu hướng dẫn học tập: Lý luận nhà nước và pháp luật nhằm giúp cho người học có một cách nhìn tổng thể về nhà nước và pháp luật, giúp người học nắm vững được bản chất của từng kiểu nhà nước, từng kiểu pháp luật, vì vậy người học cần nắm vững những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của nhà nước và pháp luật để từ đó nắm bắt các nội dung các môn học sau này.
Đang xem: Tài liệu môn lý luận nhà nước và pháp luật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN HỌCLÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ P HÁP LUẬT 1 Biên soạn: Nguyễn Hữu Lạc Lưu hành nội bộ C ần T 6 /2010 hơ, LỜI NÓI ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát môn học Lý luận nhà nước và pháp luật là một trong hai học phần là môn học quantrọng trong hệ thống khoa học pháp lý. Dựa trên cơ sở học thuyết Mác – Lê nin, tưtưởng Hồ Chí M inh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như tri thứcchung của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Môn học này là một trong hai họcphần lý luận nhà nước và pháp luật được viết để phục vụ cho sinh viên đang theohọc chuyên ngành luật; Ở phần một này sẽ giúp cho người học có những kiến thứccơ bản về sự hình thành của nhà nước và pháp luật, bản chất của nhà nước và phápluật qua các giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội. Đây là môn cơ sở, là nền tảngiúp cho sinh viên nghiên cứu tốt các môn học khác (môn Luật hiến pháp, luậthình sự, luật hành chính, luật dân sự …) 2. Mục tiêu môn học Môn học này sẽ giúp cho người học có một cách nhìn tổng thể về nhà nướcvà pháp luật. Giúp người học nắm vững được bản chất của từng kiểu nhà nước,từng kiểu pháp luật. 3. Yêu cầu môn học: Người học cần nắm vững những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhànước và pháp luật, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của nhà nước và p háp luật để từđó nắm bắt các nội dung các môn học sau này. 4. Cấu trúc môn học: Môn học này được cấu trúc lại để phù hợp với nhu cầu học tập của sinhviên hệ đào tạo từ xa, nên môn học này được chia làm 8 chương như sau: Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lý luận về nhà nước vàpháp luật Chương 2: Nguồn gốc của nhà nước và p háp luật Chương 3: Bản chất, các kiểu và hình thức nhà nước Chương 4: Bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức p háp luật. Chương 5: Nhà nước và pháp luật chủ nô Chương 6: Nhà nước và pháp luật phong kiến. Chương 7: Nhà nước và pháp luật tư sản. Chương 8: Nhà nước xã hội chủ nghĩa. CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật Lý luận về nhà nước và pháp luật với tư cách là một ngành khoa học pháplý nghiên cứu đồng thời cả hai hiện tượng nhà nước và pháp luật. Lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật mộtcách toàn diện. Đối tượng nghiên cứu của nó là những vấn đề chung, khái quát vàcơ bản nhất, như: Các khái niệm, phạm trù về nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, vaitrò, giá trị xã hội của nhà nước và pháp luật. – Hệ thống các tri thức chung về nhà nước và p háp luật trong lịch sử: nhà nướcvà pháp luật chiếm hữu nô lệ, nhà nước và pháp luật phong kiến, nhà nước và phápluật tư sản. – Hệ thống các tri thức chung của kiểu nhà nước và pháp luật xã hội chủnghĩa. Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận về nhà nước và phápluật là những quy luật đặc thù của sự ra đời, hình thành, phát triển, những đặc tínhchung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật.2. Lý luận về nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học xã hội và khoahọc pháp lý Khoa học pháp lý – khoa học về nhà nước và pháp luật – là một bộ phậncủa khoa học xã hội. Khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật là một ngànhkhoa học xã hội bởi nó nghiên cứu hai hiện tượng xã hội là nhà nước và pháp luật. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp và đa dạngđược nhiều ngành khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêngnghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau như: Triết học Mác – Lênin nghiên cứu nhà nước và PL cùng với việc nghiêncứu các hiện tượng xã hội khác để rút ra những quy luật vận động và phát triểnchung của XH Lịch sử nhà nước và pháp luật lại nghiên cứu nhà nước và p háp luật trongtừng giai đoạn lịch sử cụ thể để tìm ra những đặc thù trong sự phát triển của nhànước và pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể Lý luận nhà nước và p háp luật có quan hệ với nhiều bộ môn khoa học khácnhư: Triết học (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử), kinh tếchính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học Trong mối liên hệ với triết học duy vật biện chứng, triết học duy vật biện chứngđã trang bị cho lý luận về nhà nước và p háp luật phương pháp luận trong quá trìnhnghiên cứu. Đối với triết học duy vật lịch sử, lý luận về nhà nước và pháp luật là sự tiếptục trực tiếp các nguyên lý triết học chung của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bảnchất của nhà nước và p háp luật, sự tác động qua lại của nhà nước và pháp luật vớicơ sở kinh tế và sự biến đổi của chúng theo sự p hát triển của đời sống xã hội. Kinh tế chính trị học là khoa học về những quy luật quan hệ sản xuất – cơsở kinh tế của xã hội. Những khái niệm của kinh tế chính trị học như: lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất, sở hữu… có ý nghĩa to lớn đối với lý luận về nhà nướcvà pháp luật. Chính trị học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình thành, pháttriển của chính trị, của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước cùng những cơ chế,phương thức, cách thức sử dụng các quy luật đó trong xã hội được tổ chức thành nhànước. Đối với chủ nghĩa xã hội khoa học, trong quá trình nghiên cứu, lý luận nhànước và pháp luật vận dụng các quan điểm và kết luận của chủ nghĩa xã hội khoahọc để giải thích các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình Trong hệ thống các khoa học pháp lý, lý luận về nhà nước và pháp luật giữvai trò là môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thứcđúng đắn các vấn đề có tính bản chất, các quy luật của nhà nước và pháp luật3. Phương pháp nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoahọc nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Lý luận về nhà nước và pháp luật có cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. * Phương pháp luận Mác – Lênin đòi hỏi khi nghiên cứu nhà nước vàpháp luật phải xuất phát từ hai quan điểm sau: – Quan điểm duy vật: nhà nước và pháp luật phải được nghiên cứu trongmối liên hệ với đời sống vật chất của xã hội, coi đó là nguồn gốc sâu xa của sựxuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật. – Quan điểm biện chứng: nghiên cứu nhà nước và pháp luật phải đặt trongsự vận động, phát triển, biến đổi, trong những mối liên hệ biện chứng và nhữngmâu thuẫn vốn có của nó. * Phương pháp trừu tượng khoa học có vai trò rất quan trọng trongnghiên cứu nhà nước và pháp luật. Trừu tượng khoa học là phương pháp tư duytrên cơ sở tách cái chung khỏi các riêng, tạm thời gạt bỏ cái riêng, giữ lấy cáichung. Bằng cách trừu tượng hoá, gạt bỏ những cái ngẫu nhiên, thoáng qua,không ổn định để đi vào cái chung, cái tất yếu, ổn định, bản chất, tức là quy luậtcủa khách thể. * Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong nghiêncứu nhà nước và pháp luật. Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn thể hay hiện tượng phức tạp rathành những bộ phận hoặc những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn. Nhờphương pháp phân tích mà nhận thức một cách sâu sắc từng góc cạnh của hiện tượngnhà nước và pháp luật. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố,các mặt đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm nhận thức sự vậthiện tượng trong tính tổng thể. * Phương pháp quy nạp là đi từ nhận thức những sự vật riêng lẻ, từ nhữngkinh nghiệm đến những nguyên lý chung, tức là phương pháp đi từ cái riêng đếncái chung; * Phương pháp diễn dịch là phương pháp đi từ những tri thức chung đếntri thức về cái riêng. * Phương pháp phân tích thuần tuý quy phạm: nghiên cứu các hiện tượngpháp lý, phân loại, xử lý làm sáng tỏ cấu trúc pháp lý của chúng, làm rõ mối quanhệ lô gích của các quy phạm pháp luật, qua đó khắc phục các mâu thuẫn. * Phương pháp so sánh pháp luật: trên cơ sở của phương pháp này, cáchiện tượng pháp lý, sự kiện pháp lý được nghiên cứu trong mối quan hệ so sánhvới nhau. V so sánh có thể được tiến hành ở các mức độ khác nhau, từ việc so iệcsánh hệ thống pháp luật với hệ thống pháp luật, ngành luật với ngành luật… trêncơ sở đó rút ra những nét giống nhau, khác nhau, đặc thù của các hiện tượng đượcnghiên cứu. * Phương pháp xã hội học: (theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận …) đểnắm được những thông tin, tư liệu thực tiễn, thể hiện những quan niệm, quanđiểm trong xã hội về các vấn đề khác nhau của nhà nước và pháp luật từ đó, hìnhthành hoặc kiểm nghiệm lại những luận điểm, quan điểm, khái niệm,kết luận củalý luận về nhà nước và p háp luật. * Tóm lại, khi nghiên cứu nhà nước và pháp luật, lý luận về nhà nước vàpháp luật phải dựa trên cơ sở của p hương pháp luận Mác – Lênin và cần sử dụngtổng thể các phương pháp nghiên cứu. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao Khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật lại là mộtngành khoa học xã hội? 2. Phân tích đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận chung về nhà nướcvà pháp luật? 3. Phân tích phương pháp luận và phương pháp so sánh của khoa học lýluận chung về nhà nước và p háp luật? 4. Phân tích vị trí của khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luậttrong hệ thống các khoa học pháp lý? 5. Phân biệt khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật và môn họclý luận chung về nhà nước và pháp luật. CHƯƠNG II NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT1. Nguồn gốc của Nhà nước1.1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước – Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xãhội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước làmột sản phẩm của thượng đế. – Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự pháttriển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình củamột gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng đượcnâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người. – Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiếntranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khácmà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước– để nô dịch kẻ chiến bại. – Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của conngười nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,… – Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩmcủa một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trongtrạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân,trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình , các quyền tự nhiênbị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước vàký kết khế ước mới.1.2. Q uá trình hình thành của Nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác– Lênin Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng: – Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiệntượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêuvong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúngkhông còn nữa. – Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã p hát triển đến một giaiđoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sảnnguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiệnsự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.* Quá trình hình thành Nhà nước: Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội: – Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm laođộng. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sảnriêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiếm đoạt tài sản của ngườikhác. – Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sảnxuất, một đơn vị kinh tế – xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hộichưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp. – Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liềnvới xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và p hụcvụ lợi ích của cả cộng đồng. – Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thịtộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thịtộc. Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc vàcó tính bắt buộc đối với mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầunhư tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các côngviệc chung của thị tộc. * Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước:Sự chuyển biến kinh tế và xã hội: – Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao độngbằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người pháttriển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy. – Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sựtích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu. – Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc.Chế độ tư hữu được củng cố và p hát triển. – Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng giatăng. Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làmđảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực. – Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân cônglao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyênthủy không còn phù hợp. – Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đãphá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy. – Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộngđồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định. – Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới. Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bênngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng“tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sựxung đột đó nằm trong một “trật tự”.* Điểm qua sự ra đời của một số nhà nước điển hình: – Nhà nước Aten: là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếuvà trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từcuộc cách mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toànbộ chế độ thị tộc, hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên. – Nhà nước Rôma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từcuộc đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thịtộc La Mã (Pá- tri-sép). – Nhà nước Giéc-manh: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước côngnguyên, từ việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chếLa Mã cổ đại. Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hộiGiéc-manh vẫn tồn tại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và cònmờ nhạt. – Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông: + Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… được hình thành từ rất sớm,hơn3000 năm trước công nguyên. + Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩyvà mang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông. + Ở V Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng iệtVương – Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm208 trước công nguyên. So với tổ chức thị tộc trước kia, thì nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là phân chiadân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng (không còn hòa nhập với dân cưnữa).2. Nguồn gốc của pháp luật Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhândẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật được hình thành từ hai con đường: – Thứ nhất, nhà nước ghi nhận các phong tục tập quán hình thành trongdân cư phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành luật. – Thứ hai, nhà nước ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật Câu hỏi ôn tậpA. Câu hỏi tự luận 1. Phân tích nội dung cac học thuyết phi Mác xít bàn về nguồn gốc và bảnchất nhà nước. 2. Trình bày nguồn gốc ra đời của nhà nước. 3. Phân tích bản chất của nhà nước. 4. Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.B. Câu hỏi nhận định Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theohướng đúng hay sai? Giải thích tại sao? 1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội. 2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội. 3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước. 4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. 5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người. 6. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật. 7. Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế. 8. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. 9. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người. 10. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 11. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu Purchase Order Excel, Po, Song Ngữ, 20 Free Purchase Order (Po) Templates (Word
Xem thêm: Download Giáo Trình Solutions Elementary Workbook 2Nd Edition
12. Tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật đòi hỏi các quan hệ xã hội đã chịu sự điều chỉnh của pháp luật thì không thể chịu sự điều chỉnh của các quy phạm xã hội khác. 13. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội. 14. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việc pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. 15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp. 16. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật. 17. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp. 18. Nhà nước ban hành pháp luật, do vậy không phải trong mọi trường hợp nhà nước đều tôn trọng pháp luật, tổ chức và hoạt động đều phải trong khuôn khổ pháp luật. CHƯƠNG III BẢN CHẤT, CÁC KIỂU VÀ CÁC HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC1. Khái niệm và nội dung bản chất của nhà nước – Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quyluật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản củahệ thống vật chất. – Khái niệm bản chất của nhà nước: là tất cả những phương diện (nhữngmặt) cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, thể hiện ở 2 phươngdiện giai cấp và xã hội quy định sự tồn tại và p hát triển của nhà nước. – Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản chất Nhà nước: cơ sở lý giải về cáchiện tượng của nhà nước; hiểu và nắm bắt được quy luật vận động của Nhà nước;từ việc hiểu đúng bản chất của Nhà nước, để có được định nghĩa đầy đủ và baoquát nhất về Nhà nước.1.1. Tính giai cấp Nhà nước thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Sự thốngtrị thể hiện dưới 3 mặt: – Thống trị (quyền lực) kinh tế: có vai trò quyết định, tạo ra sự lệ thuộc vềmặt kinh tế của người bị bóc lột đối với giai cấp thống trị. – Thống trị (quyền lực) chính trị: có vai trò duy trì quan hệ bóc lột, là bạolực có tổ chức của giai cấp nhằm đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị trong xãhội. – Thống trị (quyền lực) tư tưởng: là sự thống trị về mặt tinh thần, hệ tưtưởng của giai cấp thống trị được xây dựng và thông qua con đường nhà nước trởthành hệ tư tưởng thống trị trong toàn xã hội1.2. Tính xã hội Nhà nước còn thực hiện chức năng xã hội, phải giải quyết các vấn đề kháctrong xã hội. Bên cạnh tính giai cấp, Nhà nước còn phải phản ánh lợi ích của cáctầng lớp, giai cấp khác trong xã hội.2. Các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước – Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt. – Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnhthổ. – Nhà nước có chủ quyền quốc gia – Chỉ Nhà nước được quyền ban hành pháp luật và bảo đảm sự thực hiệnpháp luật – Nhà nước qui định và tổ chức thu thuế dưới hình thức bắt buộc Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hộicó giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quảnlý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện nhữnghoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.3. Khái niệm chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước3.1 Chức năng của nhà nước Bản chất, vai trò của nhà nước được thể hiện trực tiếp trong nhiệm vụ vàchức năng của nhà nước: Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước hướng tới, là những vấnđề đặt ra mà nhà nước cần giải quyết. Nhiệm vụ của nhà nước tuỳ thuộc vào bảnchất và vai trò xã hội của nhà nước, vào điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia quatừng giai đoạn cụ thể. Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản củanhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiếtvới nhau. Một nhiệm vụ của nhà nước làm phát sinh một hoặc nhiều chức năng vàngược lại một chức năng của nhà nước có thể nhằm thực hiện một hoặc nhiềunhiệm vụ. Chức năng của nhà nước được quy định bởi bản chất của nhà nước. Chứcnăng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của các nhà nước bóc lộtở nội dung và hình thức thực hiện. Chức năng của nhà nước được thực hiện bởi bộ máy nhà nước. Do đó, khinghiên cứu về vấn đề này cần phân biệt giữa chức năng của nhà nước và chứcnăng của cơ quan nhà nước. Chức năng của nhà nước như đã nêu, là những phương diện hoạt động cơbản của nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở nhữngmức độ khác nhau. Chức năng của cơ quan nhà nước chỉ là những phương diện hoạt động củacơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước. Chức năng của nhà nước phân loại thành: + Chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại; + Chức năng cơ bản và các chức năng không cơ bản; + Chức năng lâu dài và chức năng tạm thời… Tuy nhiên trong số các cách phân loại ở trên thì thông dụng nhất vẫn làcách phân chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoạicăn cứ trên cơ sở đối tượng tác động của chức năng Chức năng đối nội của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bảncủa nhà nước trong nội bộ của đất nước. Chức năng đối ngoại của nhà nước là những hoạt động cơ bản của đất nướcvới các quốc gia khác, dân tộc khác. Các chức năng của nhà nước được thực hiện bằng những hình thức vàphương pháp nhất định. Các hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện chức năng của nhà nước baogồm: hoạt động lập pháp, hoạt động chấp hành pháp luật và hoạt động xây dựngpháp luật. Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng của nhà nước là phươngpháp giáo dục, thuyết phục và p hương pháp cưỡng chế.3.2. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuốngđến địa phương, tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc chung thống nhất,tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhànước. Các yếu tố hợp thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước. Các cơ quannhà nước rất đa dạng. Tuy nhiên, thông thường cơ quan nhà nước bao gồm 3 loại:cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước, nhưng bộ máynhà nước không phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước, mà là hệ thốngthống nhất các cơ quan nhà nước. Yếu tố tạo nên sự thống nhất trong bộ máy nhànước là hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tính độc lập tương đối về mặt tổ chức -cơ cấu, bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn nhất địnhđể thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan đó trong phạm vi do pháp luậtquy định. Cơ quan nhà nước có các đặc điểm sau: – Là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nướckhác. – CQNN mang quyền lực nhà nước – Thẩm quyền của CQNN có những giới hạn về không gian, thời gian vàđối tượng chịu sự tác động – M ỗi CQNN có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luậtquy định. – CQNN chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình và trong phạmvi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình4. Các kiểu Nhà nước Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước,thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát triển của nhànước trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Trong lịch sử nhân loại tồn tại bốn hình thái kinh tế – xã hội: Chiếm hữu nôlệ, Phong kiến, Tư sản và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tếxã hội đó, có bốn kiểu nhà nước, đó là: Kiểu nhà nước chủ nô Kiểu nhà nước phong kiến Kiểu nhà nước tư sản Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa5. Hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biệnpháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hìnhthức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.5.1. Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao củanhà nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ thamgia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộnghoà. Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nướctập trung toàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theonguyên tắc thừa kế. Hình thức chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủhạn chế. Ở các quốc gia có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, vua (hoàng đế…)có quyền lực vô hạn, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đều nằmtrong tay người đứng đầu nhà nước. Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiểu nhà nước đầu tiên là nhà nướcchủ nô và nhà nước phong kiến, ví dụ như Nhà nước phong kiến Việt Nam Trong nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nướchình thành bằng con đường truyền ngôi chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước tốicao, bên cạnh họ có các cơ quan nhà nước hình thành bằng con đường bầu cử chiasẻ quyền lực nhà nước với họ; Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao củanhà nước thuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời hạn nhấtđịnh. Chính thể cộng hoà cũng có hai biến dạng là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quýtộc. Chính thể cộng hoà dân chủ: quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơquan đại diện được quy định dành cho mọi công dân. Chính thể cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử hình thành các cơ quan đại diệnchỉ dành cho giai cấp quý tộc.5.2. Hình thức cấu trúc Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hànhchính lãnh thổ, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thànhcủa nó, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là cấu trúc nhà nước đơn nhất vàcấu trúc nhà nước liên bang. Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức trong đó lãnh thổ củanhà nước là toàn vẹn, thống nhất, nhà nước được chia thành các đơn vị hànhchính – lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia, có hệ thống các cơ quan nhà nướcthống nhất từ trung ương xuống đến địa phương. Nhà nước liên bang là những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viênhợp lại. Trong nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyềnquốc gia mà trong từng bang thành viên đều có dấu hiệu chủ quyền, ví dụ: Ấn Độvà Liên Xô trước đây… Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và hai hệ thống cơquan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một cho từng nhà nướcthành viên.5.3. Chế độ chính trị Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quannhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có thể phân các phương pháp, biện pháp này thành hai loại chính: phươngpháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ, tương ứng với hai phương pháp nàycó chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ. Trong chế độ chính trị dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng chủ yếuphương pháp giáo dục – thuyết phục. Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiềudạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủhình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi… Trong chế độ chính trị phản dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng cáchình thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ này làchế độ độc tài, phát xít. CÂU HỎI ÔN TẬPA. Câu hỏi tự luận 1. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước. 2. Phân tích khái niệm chức năng nhà nước. 3. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng nhà nước với bộ máy nhà nước. 4. Trình bày những hiểu biết về hình thức nhà nước.B. Câu hỏi nhận định Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theohướng đúng hay sai? Giải thích tại sao? 1. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội. 2. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được. 3. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị. 4. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị. 5. Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm. 6. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội. 7. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều kiện khách quan của xã hội. 8. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trong một xã hội có giai cấp. 9. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội. 10. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau. CHƯƠNG IV BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG VAI TRÒ, CÁC KIỂU , VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT1. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của pháp luật1.1 Bản chất của pháp luật Pháp luật có 2 bản chất: tính giai cấp và tính xã hội.* Tính giai cấp: – Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. – Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của p hápluật* Tính xã hội – Thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. – Quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụkiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội vàđiều chỉnh các QHX H, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với các quy luậtkhách quan Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảmthực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnhcác quan hệ xã hội1.2. Mối quan hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác.1.2.1. Pháp luật với kinh tế – Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tếkhông chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà cònquyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật,trong đó: + Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật; + Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế quyếtđịnh tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của phápluật. + Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạtđộng của các thiết chế pháp lý. – Sự tác động trở lại của p háp luật đối với kinh tế theo 2 hướng: + Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khipháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội. + Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội khi phápluật phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội.1.2.2. Pháp luật với chính trị Đây là mối liên hệ giữa 2 yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, chúng có mốiliên hệ tác động qua lại. Cụ thể: – Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấpcầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. – Sự tác động của pháp luật đối với chính trị: + Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. + Pháp luật là công cụ để chuyển hoá ý chí của giai cấp thống trị trở thànhquy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người.1.2.3. Pháp luật với Nhà nước Đây là mối quan hệ giữa 2 yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng cómối liên hệ tác động qua lại: – Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảođảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống. – Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ cóthể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũngphải tôn trọng pháp luật, tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.1.2.4. Pháp luật với các quy phạm xã hội khác Pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác (quy phạmđạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị,…), cụ thể: – Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm xã hội thành quy phạm pháp luật. – Pháp luật và các quy phạm xã hội khác có thể trùng hợp với nhau vềphạm vi điều chỉnh và mục đích điều chỉnh. – Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ hoặc cản trở pháp luậtphát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.1.3. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật1.3.1 Tính quy phạm phổ biến * Tính quy phạm: – Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con ngườiđược xác định cụ thể. – Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà N hà nước quy định để các chủ thểcó thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật. * Tính phổ biến: – Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến và điểnhình.