Lời giải 1:
Họ tên người giải: nguyennhu3571
Câu 1:
-Đầu Công nguyên đến thế kỉ X:Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nan và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.
-Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),…
– Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu.
– Từ giữa thế kỉ XIX: Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây
Câu 2:
-Hoàn cảnh thành lập nhà Trần:
+ Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân. Lụt lội, hạn hán thường xuyên sảy ra làm cho đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ và nổi dậy đấu tranh. Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
+Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
– Em có suy nghĩ về việc nhà Trần thay thế nhà Lý: Việc nhà Trần thay thế nhà Lý là 1 điều đúng đắn vì làm như vậy mới cứu được đất nước lúc hoạn nạn , lo được cho dân mới làm cho nước trở nên tốt hơn và cũng như cứu vãn được đất nước thời bấy giờ
Câu 3:
– Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
– Trần Quốc Tuấn – chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
– Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.
– Chuẩn bị khác:
+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.
+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).
– Em có nhận xét: Trong cuộc kháng chiến này, nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt kinh tế, quân sự, chính trị – tư tưởng cùng với chủ trương chiến lược rõ rang có ý nghĩa rất lớn quyết định đến kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến
Câu 4: Bạn kham khảo
https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/la-p-ba-ng-tho-ng-ke-ca-c-su-kie-n-trong-3-la-n-cho-ng-quan-mong-nguyen-faq360198.html
Câu 5:
Cải cách của Hồ Quý Ly:
– Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp, cử quan lại đến lộ thăm hỏi nhân dân
– Kinh tế – tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách ”hạn điền”, biểu thuế ruộng, thuế đinh
– Xã hội: Ban hành chính sách ”hạn nô”, những năm đói kém nhà gàu phải đưa thóc cho dân nghèo, tổ chức việc chữa bệnh cho nhân dân
Những điểm tiến bộ của cải cách trên:
– Hạn chế tập trung ruộng đất của địa chủ, quý tộc
– Làm suy yếu thế lực họ Trần
– Tăng nguồn thu nhập và quyền lực của nhà nc
Những hạn chế của cải cách trên:
– Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế và ko đáp ứng đc những nhu cầu bức thiết của nhân dân.
Thiếu hoàn cảnh hỏi cần nói!
Lời giải 2:
Họ tên người giải: kimtaehuyn3
1.Thời gian
Đầu Công nguyên đến thế kỉ X
nội dung
hời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.
.Thời gian
Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
nội dung
Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),…
thời gian
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
nội dung
Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu
thời gian
Từ giữa thế kỉ XIX
thời gian
lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
2.Triều đình nhà Lý suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập.
–Cuối đời nhà Lý, bộ máy nhà nước đã hoàn toàn mục rữa, vua quan chỉ biết ăn chơi sa đọa, không lo cho dân, cho nước. Nhân dân phải sống lầm than, khổ cực, nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi. Vào thời điểm đó, nhà Trần lên thay nhà Lý đã thay đổi tình hình lúc bấy giờ, nhà Trần đã chăm lo cho đời sống người dân, xây dựng bộ máy nhà nước, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no. Theo tôi, việc nhà Trần lên thay nhà Lý là 1 việc nên, tuy vào thời đó, hành động ấy gọi là bất trung, nhưng điều đó đã cứu tình hình đất nước lúc đó.
3.
– Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
– Trần Quốc Tuấn – chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
– Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.
+Chuẩn bị khác:
+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.
+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ)
– Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên quyết đánh giặc của quân dân nhà Trần, thể hiện “Hào khí Đông A” của nước Đại Việt thời đó.
+ Đất nước trở lại thái bình, nhân dân phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất, xây dựng đất nước.
+ Uy tín và lòng tin của nhân dân đối với vua quan nhà Trần ngày càng được nâng cao
4,5 mk ko làm đc
mong bạn thông cảm