
Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi Nghị định 15/2013/NĐ-CP còn hiệu lực không? Và nếu nó hết hạn thì Nghị định nào đang có hiệu lực thay thế. Cập nhật thông tin về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
Những văn bản pháp luật luôn được chỉnh sửa và thay đổi liên tục sao cho phù hợp sự phát triển của xã hội hiện đại. Phải đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết của những người tham gia vào hoạt động đó sao cho trong mọi tình huống xảy ra họ sẽ có căn cứ pháp luật nhằm giải quyết các thắc mắc khiếu nại khi cần thiết. Trong đó những Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được các cấp quản lý công trình xây dựng hết sức quan tâm.
Những điều cần biết về Nghị định 15/2013/NĐ-CP
Vào ngày 06/02/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (thay thế cho Nghị định 209/2004/NĐ-CP) đã ban hành trước đó.
So với Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định 15/2013/NĐ-CP có thay đổi, bổ sung một số điểm chính dựa theo yêu cầu:
- Tiến hành hủy bỏ công tác tư vấn Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình (các công trình đã xây dựng trước ngày 15 tháng 4 năm 2013 sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình).
- Thực hiện tăng cường chức năng cho các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Xây dựng) trong các dự án đầu tư xây dựng công trình (thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế sẽ do Sở xây dựng thực hiện).
- Bố trí các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình sẽ phải báo cáo thông tin về năng lực của mình đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Nó đã được đăng tải công khai trên website của cơ quan này. Các thông tin ở trên sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng (văn bản có hiệu lực trước ngày 01 tháng 9 năm 2013).
Nghị định 15/2013/NĐ-CP còn hiệu lực không?
Vào ngày 12/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Được xem như văn bản thay thế Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Ngoại trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
Ngoài ra Nghị định còn bổ sung các nội dung còn hạn chế, các quy định mới cần quản lý. Tuy nhiên nó chưa được thể hiện trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP, đưa một số nội dung quy định trong các Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP hướng vào thực tế và vận dụng một cách hợp lý để giảm các nội dung hướng dẫn trong các Thông tư, nhằm tăng cường tính ổn định của hệ thống pháp luật.
Nghị định 46/2015/NĐ-CP điều chỉnh các nội dung cơ bản
- Thay đổi trong việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng, Nghị định 15 điều chỉnh bổ sung thêm loại công trình “Công trình quốc phòng, an ninh” (Khoản 1 Điều 8).
- Về trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, thực hiện rút gọn gồm 04 bước (Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định 07 bước), bao gồm:
- Quá trình lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
- Quá trình và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
- Thực hiện quy trình quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.
- Cuối cùng nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
- Chủ đầu tư hoàn toàn có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng dựa trên cơ sở cho việc phê duyệt. Tiếp theo có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra quy trình báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định công tác nghiệm thu (Khoản 3 Điều 13 và Điểm b Khoản 1 Điều 16).
- Quy định điều kiện nghiệm thu công trình được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được báo cáo qua văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Điểm c Khoản 2 Điều 31).
- Nghị định quy định thêm nội dung về công tác bảo trì công trình xây dựng (tại các Điều từ 37 đến 43). Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng qua các bước sau:
- Quá trình lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
- Quá trình lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
- Tiến hành bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
- Thực hiện quy trình đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.
- Quá trình lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Vậy thì Nghị định 15/2013/NĐ-CP còn hiệu lực không, câu trả lời chắc chắn là không vì các cấp liên quan hiện tại đều sử dụng những điều khoản của Nghị định 46/2015/NĐ-CP.