Khoa học xã hội nghiên cứu những mặt khác nhau, các hiện tượng xã hội của xã hội loài người mà trong đó con người là trung tâm. Khoa học pháp lý – khoa học về nhà nước và pháp luật – là một bộ phận của khoa học xã hội. Khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật là một ngành khoa học xã hội bởi nó nghiên cứu hai hiện tượng xã hội là nhà nước và pháp luật. Để tìm hiểu sâu hơn về các bài học, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.
Đang xem: Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật
Xem thêm: Mẫu Giấy Ủy Quyền Nhà Thuốc, Dược Liệu Đã Đăng Ký Nhãn Hiệu
Trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao động còn thô sơ, sự hiểu biết về thếgiới tự nhiên của người lao động còn lạc hậu, vì thế con người để kiếm sống và bảo vệmình phải dựa vào nhau cùng chung sống, cùng lao động, cùng hưởng thành quả của laođộng chung. Trong điều kiện đó nên không ai có tài sản riêng, không có người giàu,người nghèo, xã hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp. Từ chế độ kinh tế như vậy đã quyết định tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyênthuỷ. Hình thức tổ chức xã hội và cách thức quản lý của xã hội cộng sản nguyên thuỷ rấtđơn giản. Tế bào của xã hội cộng sản nguyên thuỷ là thị tộc. Thị tộc là kết quả của quátrình tiến hoá lâu dài của xã hội loài người, được xuất hiện khi xã hội đã phát triển tớimột trình độ nhất định. Với tư cách là hình thức tổ chức và quản lý xã hội, thị tộc là mộttổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Thị tộc được tổ chức trên cơ sởhuyết thống, ở giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh tế, hôn nhân chi phối, vì thế thịtộc được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần cùng với sự phát triển của kinh tế, sự thayđổi của xã hội và hôn nhân, chế độ mẫu hệ được thay thế bởi chế độ phụ hệ. Trong thị tộc mọi thành viên đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặclợi gì. Mặc dù trong xã hội cũng đã có sự phân chia lao động nhưng đó là sự phân chiatrên cơ sở tự nhiên, theo giới tính hoặc lứa tuổi chứ chưa mang tính xã hội. Thị tộc là hình thức tự quản đầu tiên trong xã hội. Để tổ chức và điều hành hoạtđộng chung của xã hội, thị tộc cũng đã có quyền lực và một hệ thống quản lý công việccủa thị tộc. Quyền lực trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ mới chỉ là quyền lực xã hội dotoà xã hội tổ chức ra và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng. Hệ thống quản lý các công việc của thị tộc bao gồm: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc gồmnhững thành viên lớn tuổi của thị tộc. Hội đồng thị tộc quyết định tất cả các vấn đề quantrọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, giải quyết các tranh chấp nội bộ, tiếnhành chiến tranh… Những quyết định của Hội đồng thị tộc là bắt buộc đối với tất cả mọingười. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự đểthực hiện quyền lực, quản lý các công việc chung. Những người đứng đầu thị tộc cóquyền lực rất lớn, quyền lực này được tạo trên cơ sở uy tín cá nhân, họ có thể bị bãi miễnbất kỳ lúc nào nếu không còn uy tín và không được tập thể cộng đồng ủng hộ nữa. Nhữngtù trưởng và thủ lĩnh quân sự không có bất kỳ một đặc quyền và đặc lợi nào so với cácthành viên khác trong thị tộc. Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực, nhưng quyền lựcnày không phải là quyền lực đặc biệt do một giai cấp hay một cá nhân tổ chức ra, mà đólà quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự, quyền lực nàyxuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, do sự thay đổi của các hình thức hôn nhânvới sự cấm đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc đã hình thành nên chế độ hôn nhân ngoạitộc. Các thị tộc mà giữa chúng có quan hệ hôn nhân với nhau đã hợp thành bào tộc. Cùngvới hôn nhân, nhiều yếu tố khác tác động đã làm cho một số bào tộc liên kết với nhauthành bộ lạc và đến giai đoạn cuối của chế độ cộng sản nguyên thuỷ thì các liên minh bộlạc đã hình thành. Về cơ bản, tính chất của quyền lực, cách thức tổ chức quyền lực trongbào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc vẫn dựa trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức quyền lựctrong xã hội thị tộc, tuy nhiên, đến thời điểm này, ở mức độ nhất định, sự tập trung quyềnlực đã cao hơn. 2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa biết đến nhà nước, nhưng chính trong lòng xãhội đó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước. Những nguyênnhân làm chế độ xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã đồng thời cũng là những nguyênnhân xuất hiện nhà nước. Đóng vai trò quan trọng trong việc làm tan rã chế độ cộng sảnnguyên thuỷ chuyển chế độ cộng sản nguyên thuỷ lên một hình thái kinh tế xã hội mớicao hơn đó là sự phân công lao động xã hội. Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua ba lần phâncông lao động xã hội, đó là: 1, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2, thủ công nghiệp táchkhỏi nông nghiệp; 3, thương nghiệp xuất hiện. Việc con người thuần dưỡng được động vật đã làm hình thành một ngành nghềmới, ở những nơi có điều kiện tốt cho chăn nuôi những đàn gia súc được phát triển đôngđảo. Với sự phát triển mạnh nghề chăn nuôi đã tách khỏi trồng trọt. Sau lần phân công lao động đầu tiên, cả chăn nuôi và trồng trọt đều phát triển vớisự ứng dụng của chăn nuôi vào trồng trọt. Sản xuất phát triển kéo theo nhu cầu về sức laođộng, để đáp ứng nhu cầu này, thay vì việc giết tù binh trong chiến tranh như trước kia,bây giờ tù binh đã được giữ lại để biến thành nô lệ. Như vậy, sau lần phân công lao động đầu tiên, xã hội đã có những xáo trộn đángkể, xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp chủ nô và nô lệ. Sự xuất hiệnchế độ tư hữu còn làm thay đổi đáng kể quan hệ hôn nhân: hôn nhân một vợ một chồngđã thay thế hôn nhân đối ngẫu. Chế độ phụ hệ thay cho chế độ mẫu hệ. Việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ bằng kim loại tạo khả năng tăng năng suấtlao động. Nghề chế tạo kim loại, nghề dệt, nghề làm đồ gốm, chế biến sản phẩm nôngnghiệp.v.v… này càng phát triển. Điều này đã dẫn đến việc thủ công nghiệp tách khỏitrồng trọt thành một nghề độc lập. Hậu quả của lần phân công lao động thứ hai này đãlàm xã hội hoá lực lượng nô lệ. Quá trình phân hoá xã hội đẩy nhanh, sự phân biệt giàunghèo, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc. Với việc xuất hiện nhiều ngành nghề chuyên môn trong sản xuất đã làm phát sinhnhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội. Sự phát triển nền sản xuất hàng hoá dẫn đến sựphát triển của thương nghiệp và thương nghiệp đã tách ra thành một ngành hoạt động độclập. Lần phân công lao động này đã làm thay đổi sâu sắc xã hội, với sự ra đời của tầnglớp thương nhân mặc dù họ là những người không trực tiếp tiến hành lao động sản xuấtnhưng lại chi phối toàn bộ đời sống sản xuất của xã hội, bắt những người lao động, sảnxuất lệ thuộc vào mình. Qua ba lần phân công lao động xã hội đã làm cho nền kinh tế xã hội có sự biếnchuyển sâu sắc, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, xuất hiện sản phẩm dư thừa, vì thế kéotheo hiện tượng chiếm của cải dư thừa làm của riêng. Quá trình phân hoá tài sản làm xuấthiện chế độ tư hữu và kéo theo là sự phân chia giai cấp trong xã hội. Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính khép kíncủa thị tộc. Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bất lực trước tình hìnhmới. Để điều hành xã hội mới cần phải có một tổ chức mới khác về chất. Tổ chức đó phảido những điều kiện nội tại của nó quy định, nó phải là công cụ quyền lực của giai cấpnắm ưu thế về kinh tế và nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt các xung đột giaicấp, giữ cho các xung đột đó nằm trong vòng trật tự, đó chính là nhà nước. Như vậy, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyênthuỷ. Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sảntrong xã hội. Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất tạo ra tiền đề xã hội cho sự ra đời của nhànước – đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữa các giai cấp vàcác tầng lớp này là đối kháng với nhau đến mức không thể điều hoà được. Ngoài các yếu tố chung nói trên, sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dântộc khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau do có các điều kiện kinh tế, xã hội vàngoại cảnh khác nhau. Theo Ph. Ăngghen có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình. 1. Nhà nước Aten: Đây là hình thức nhà nước thuần tuý cổ điển nhất. Nguyênnhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Aten chủ yếu trên cơ sở phân hoá nội bộ xã hội thịtộc do sự phát triển của kinh tế và sự xuất hiện mâu thuẫn giai cấp đối kháng. 2. Nhà nước La Mã: Nhà nước này ra đời trên cơ sở kết quả đấu tranh giữa giớibình dân chống lại giới quý tộc với chiến thắng của giới bình dân. 3. Nhà nước Giéc Manh: Đây là hình thức nhà nước được thiết lập sau chiếnthắng của người Giéc Manh đối với đế quốc La Mã cổ đại. Nó ra đời do nhu cầu phảithực hiện sự quản lý trên lãnh thổ La Mã mà người Giéc Manh đã xâm chiếm được chứkhông phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã hội của ngườiGiéc Manh. Ơ các nước phương Đông, nhà nước xuất hiện khá sớm, khi chế độ tư hữu và sựphân chia giai cấp trong xã hội chưa ở mức cao. Nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của cácnhà nước phương Đông là do nhu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm. Ở Việt Nam, nhà nước xuất hiện và khoảng thiên niên kỷ 2 trước công nguyên.Cũng như các nhà nước phương Đông khác, sự phân chia giai cấp trong xã hội cổ ViệtNam chưa đến mức gay gắt. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, nhu cầu xây dựng, quảnlý những công trình trị thuỷ đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp và tổ chức lực lượngchống giặc ngoại xâm đã thúc đẩy quá trình liên kết các tộc người và hoàn thiện bộ máyquản lý. Kết quả này đã cho ra đời nhà nước Việt Nam đầu tiên – Nhà nước Văn lang củacác Vua Hùng. III. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của sự không thểđiều hoà được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ chức quyền lựcchính trị đặc biệt. Để làm rõ bản chất của nhà nước cần phải xác định nhà nước đó của ai? Do giaicấp nào tổ chức nên và lãnh đạo? Phục vụ trước tiên cho lợi ích của giai cấp nào? Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấpkhác được thể hiện dưới ba hình thức: kinh tế, chính trị và tư tưởng. Trong ba quyền lực,quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giai cấp.Quyền lực kinh tế tạo ra cho chủ sở hữu khả năng bắt những người khác phụ thuộc vàomình về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bản thân quyền lực kinh tế lại không có khả năng duy trìquan hệ bóc lột, vì thế để bảo đảm cho quan hệ bóc lột, giai cấp nắm quyền lực kinh tếphải thông qua quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấpnhằm trấn áp các giai cấp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị vềkinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị. Nhờ nắm trong tay nhà nước, giaicấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hoá ý chícủa giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy buộc các giai cấp khác phải tuân theotrật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thựchiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác. Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp, giai cấp thống trị không đơn thuần chỉ sửdụng bạo lực cưỡng chế mà còn thông qua sự tác động về tư tưởng. Chính vì vậy, khinắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị còn thông quanhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xãhội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về mặt tư tưởng. Như vậy, nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấpcầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Các nhà nước tuy khác nhau về bản chất giai cấp, điều này đã được các nhà kinhđiển của Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: nhà nước là một hiện tượng thuộc kiếntrúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trịcủa giai cấp này đối với giai cấp khác. Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I Lênin đãnhận định: ”nhà nước là bộ máy để giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duytrì dưới sự thống trị của một giai cấp tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác”.(1)(1) V.I Lênin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ , M.1977(bản tiếng Việt). Tập 33, tr 87 Khi xem xét bản chất của nhà nước, nếu chỉ đề cập đến bản chất giai cấp của nhànước là phiến diện, bởi nhà nước còn mang trong mình một vai trò xã hội to lớn. Thựctiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, một nhà nước không thể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ lợi ích củagiai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Vìvậy, ngoài tư cách là công cụ bảo vệ, duy trì sự thống trị giai cấp, nhà nước còn là tổchức chính trị – xã hội rộng lớn, bảo đảm lợi ích chung của xã hội. Trên thực tế, nhà nướcnào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xãhội, bảo đảm cho xã hội được trật tự ổn định và phát triển, thực hiện một số chức năngphù hợp với yêu cầu chung của toàn xã hội và bảo đảm những lợi ích nhất định của cácgiai cấp và giai tầng khác trong chừng mực những lợi ích đó không mâu thuẫn gay gắtvới lợi ích của giai cấp thống trị. Qua những điều đã phân tích ở trên cho thấy rằng khi xác định bản chất của nhànước phải dựa trên cơ sở đánh giá cơ cấu của xã hội, quan hệ giữa các giai cấp trong từnggiai đoạn lịch sử cụ thể. Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, nhà nước có bảnchất khác nhau. Mặc dù có sự khác nhau về bản chất nhưng tất cả các nhà nước đều có chung cácdấu hiệu. Những dấu hiệu đó là: Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ. Nếu trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc tập hợp các thành viên củamình theo dấu hiệu huyết thống thì nhà nước lại phân chia dân cư theo các đơn vị hànhchính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phânchia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnhthổ. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng riêng có của nhà nước, nhà nước thực thi quyền lựcthống trị trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ. Nhà nước nào cũng có lãnh thổ riêng, trên lãnhthổ đó được phân thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã… Do có dấu hiệu lãnhthổ mà xuất hiện chế độ quốc tịch- chế định quy định mối quan hệ giữa nhà nước vớicông dân. Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công. Nhà nước là tổ chức công quyền thiết lập một quyền lực đặc biệt không còn hoànhập với dân cư như trong xã hội thị tộc mà “dường như” tách rời và đứng lên trên xãhội. Quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp, được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quânđội, toà án, cảnh sát… Như vậy, để thực hiện quyền lực, để quản lý xã hội, nhà nước cómột tầng lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Lớp người này được tổ chứcthành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy thống trị có sức mạnh cưỡng chếđể duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải phục tùng theoý chí của mình. Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nộidung chính trị – pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi chính sách đối nộivà đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào. Chủ quyền quốc gialà thuộc tính gắn liền với nhà nước. Chủ quyền quốc gia có tính tối cao. Tính tối cao củachủ quyền nhà nước thể hiện ở chỗ quyền lực của nhà nước phổ biến trên toàn bộ đấtnước đối với tất cả dân cư và các tổ chức xã hội. Dấu hiệu chủ quyền nhà nước thể hiệnsự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia với nhau không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ. Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên xã hội phải thựchiện. Nhà nước là người đại diện chính thống cho mọi thành viên trong xã hội, để thựchiện được sự quản lý đối với các thành viên, nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảmthực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Tất cả các quy định của nhà nước đối với mọi côngdân được thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Nhà nước và pháp luật có mốiliên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau; nhà nước không thể thực hiệnđược vai trò là người quản lý xã hội nếu không có pháp luật, ngược lại pháp luật phảithông qua nhà nước để ra đời. Trong xã hội có nhà nước chỉ có nhà nước mới có quyềnban hành pháp luật. Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế. Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt động quản lý đất nước,mọi nhà nước đều quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với các dân cư củamình. Trong xã hội có nhà nước không một thiết chế chính trị nào ngoài nhà nước cóquyền quy định về thuế và thu các loại thuế. Từ những phân tích ở trên về nguồn gốc, bản chất và những dấu hiệu của nhànước, có thể đi đến một định nghĩa chung về nhà nước như sau: nhà nước là một tổ chứcđặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiệnchức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trịtrong xã hội có giai cấp đối kháng (của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dướisự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa). IV. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP Nhà nước và xã hội có giai cấp là hai hiện tượng có quan hệ biện chứng với nhau,giữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừa có sự khác biệt với nhau. Tính thống nhất của nóđược thể hiện ở chỗ trong xã hội có giai cấp thì không thể thiếu nhà nước, đồng thời nhànước chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, mặc dù có sựđồng nhất như đã nêu trên thì nhà nước và xã hội vẫn là hai hiện tượng khác biệt. Về mặtcơ cấu xã hội được hình thành từ những giai cấp và đẳng cấp khác nhau, còn nhà nước lạiđược cấu thành từ những thể chế pháp lý. Trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, xã hộigiữ vai trò quyết định, xã hội là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước . Mọi sựbiến đổi của xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước.Ngược lại, nhà nước cũng có sự tác động to lớn dến sự phát triển mọi mặt của xã hội. Nhà nước là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội nó có mối quanhệ mật thiết với các yếu tố khác thuộc kiến trúc thượng tầng và ở đây nó đóng vai tròtrung tâm. Với tư cách là một bộ phận trong kiến trúc thượng tầng của xã hội nhà nước cóquan hệ với cơ sở kinh tế – cơ sở hạ tầng của xã hội. Trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, là một yếu tố thuộc kiến túc thượng tầngnên nhà nước được quy định bởi cơ sở kinh tế. Kinh tế quyết định từ sự xuất hiện của nhànước, bản chất, chức năng, kiểu, hình thức và bộ máy nhà nước. Tuy vậy, nhà nướckhông phải bao giờ cũng phụ thuộc vào cơ sở kinh tế một cách tuyệt đối, mà nó có tínhđộc lập tương đối trong quan hệ với cơ sở kinh tế. Điều này được thể hiện: Hoặc nhànước có tác động tích cực đến sự phát triển của cơ sở kinh tế, hoặc nhà nước có thể đóngvai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Trong xã hội có giai cấp, ngoài nhà nước trong xã hội còn có nhiều thiết chếchính trị khác như: các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, các thiết chế này hợp lạicùng với nhà nước tạo nên hệ thống chính trị. Trong hệ thống này nhà nước đóng vai tròtrung tâm, vì rằng: – Nhà nước là người đại diện chính thức cho tất cả các giai cấp và tầng lớp trongxã hội, vì thế nhà nước có cơ sở xã hội rộng nhất, tạo sự dễ dàng trong việc triển khai cácquyết định tới từng công dân trong xã hội. – Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyềnlực của nó có tính bắt buộc đối với mọi người thông qua công cụ pháp luật. – Nhà nước là công cụ sắc bén nhất của quyền lực chính trị, là tổ chức có sứcmạnh cưỡng chế thực hiện những nhiệm vụ mà không có một tổ chức chính trị nào khácngoài nhà nước có thể thực hiện được, vì nhà nước có bộ máy cưỡng chế như: quân đội,cảnh sát, nhà tù, nắm trong tay các phương tiện vật chất cần thiết. – Nhà nước là một tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, biểu hiện cao nhất ởquyền tự quyết. Chỉ có nhà nước mới có quyền quyết định các công việc đối nội và đốingoại một cách độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ quyền lực nào khác. Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước có mối quan hệ qua lại chặtchẽ với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật , khoa học,nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo… Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích nội dung cac học thuyết phi Mác xít bàn về nguồn gốc và bản chấtnhà nước. 2. Trình bày nguồn gốc ra đời của nhà nước. 3. Phân tích bản chất của nhà nước. 4. Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. CHƯƠNG III CÁC KIỂU, HÌNH THỨC, CHỨC NĂNG VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC I. CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 1. Khái niệm kiểu nhà nước Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học lý luận chungvề nhà nước và pháp luật. Thông qua khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thứcsâu sắc và lô gích về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng mộtkiểu. Nói tới kiểu nhà nước nghĩa là đề cập tới nhà nước là bộ máy thống trị của giaicấp nào, tồn tại trên cơ sở nền tảng kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế xã hộinào. Học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để phânchia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lêninđã coi sự thay thế một hình thái kinh tế – xã hội này bằng một hình thái kinh tế – xã hộikhác là quá trình lịch sử tự nhiên. Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giaicấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế – xã hội: Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư sản và xãhội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước, đólà: – Kiểu nhà nước chủ nô – Kiểu nhà nước phong kiến – Kiểu nhà nước tư sản – Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa Các kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến và tư sản tuy có