Em hãy trình bày hoàn cảnh ,mục đích và nội dung chính của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp ở Việt Nam

Lời giải 1:

Họ tên người giải: captianamongus9

– Hoàn cảnh lịch sử

– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ cho nên cần tìm một vùng lãnh thổ có giàu tài nguyên về con người

– Mục đích

– Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân và khai thác khoáng sản để khôi phục lại kinh tế

– nội dung 

Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.

– Nông nghiệp: phát triển các đồn điền cao su. 

– Công nghiệp:

+ Chú trọng khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn.

+ Chú ý tới công nghiệp chế biến: Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi, rượu

– Thương nghiệp: tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta có cả Trung Quốc và Nhật Bản

– Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt 

– Tài chính: Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp

Lời giải 2:

Họ tên người giải: trilecongtri8

*Hoàn cảnh:Pháp phải chịu thiệt hại vô cùng nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ nhất

*Mục đích:

-Bù đắp những theiẹt hại do chiến tranh gây ra

-Làm giàu cho chính quốc

*Nội dung:

-Nông nghiệp:Lập nên các công ti chuyên trách,cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền,…….

Đọc thêm  quyết định thành lập hội đồng kỷ luật

-Công nghiệp:

+Tăng cường,đẩy mạnh khai thác khoáng sản,đặc biệt là mỏ than

+Cho xây dựng các cơ sở chế biến tơ sợi,dệt,……

-Thương nghiệp:Pháp độc quyền,đánh thuế đối với hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam(Trung quốc,Nhật,…….)

-Giao thông vận tải:Đầu tư,hoàn thiện hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương

-Tài chính:Ngân hàng Đông Dương chỉ huy nền kinh tế Đông Dương,tăng cường bóc lột bằng thuế nặng

⇒Chương trình khai thác vẫn như cũ với quy mô và đầu tư lớn,tăng cường thủ đoạn bóc lột vơ vét,………

@TriLeCongTri

Viết một bình luận

Em hãy trình bày hoàn cảnh ,mục đích và nội dung chính của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp ở Việt Nam

Lời giải 1:

Họ tên người giải: dothao24370985

-Hoàn cảnh:
– Sau CTTG lần thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề.
– Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh, khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam .

-Nội dung chương trình khai thác:

-Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ Phơ – răng (trong vòng 6 năm từ 1924 – 1929)
-Trong nông nghiệp: Số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su, diện tích cao su tăng, nhiều công ty cao su mới ra đời .
-Trong công nghiệp: Tư bản Pháp coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than , ngoài than còn có thiếc, kẽm, sắt….bên cạnh đó Pháp còn mở một số ngành công nghiệp chế biến: dệt, rượu, muối, xay xát……
-Thương nghiệp: Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh .
-Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông được phát triển, các đô thi được mở rộng, dân cư đông hơn
-Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Pháp thi hành biện pháp tăng thuế

Đọc thêm  Truyện Cổ Grim Pdf, Epub - Truyện Cổ Grim Ebook Pdf/Epub/Prc

=> Kết quả: Ngân sách Đông Dương năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912

Lời giải 2:

Họ tên người giải: tanhungg1

a) Hoàn cảnh 

– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị tan nát

b) Mục đích

– Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

Nội dung

Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.

– Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su. 

– Công nghiệp:

+ Chú trọng khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời.

+ Chú ý tới công nghiệp chế biến: Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi, nhà máy rượu, diêm, xay xát gạo,…

– Thương nghiệp: tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.

– Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

– Tài chính: Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.

Đọc thêm  Download Tài Liệu Tiếng Anh Chuyên Ngành Công Nghệ Thông Tin Pdf

Viết một bình luận