Biểu tượng năm Quý Tỵ thu hút đông đảo người dân chụp hình lưu niệm
Đặc biệt, năm nay nổi bật ấn tượng là khu vực Xuân biển đảo, với hàng trăm hạng mục tiểu cảnh, hàng ngàn chậu hoa các loại biểu thị hình ảnh đặc trưng của biển đảo quê hương một cách sống động và thật ý nghĩa ngay giữa trung tâm TP.
Tiểu cảnh Xuân biển đảo có điểm nhấn là chiếc thuyền hoa
Mô hình Nhà giàn DK1
Phát biểu trong lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận khẳng định: Đường hoa Nguyễn Huệ là biểu tượng văn hóa với bao cảnh trí, sắc thái, phong tục, tập quán phản ảnh những nét đẹp rạng ngời, dung dị, hiền hòa của quê hương, đất nước và con người Việt Nam; là món ăn tinh thần đối với đồng bào TP sau một năm miệt mài làm việc, lao động, học tập.
Tiểu cảnh ruộng lúa, giàn bầu, giàn bí thân thương của vùng Đồng bằng
Và cả những cây cầu khỉ-đặc trưng vùng sông nước Nam bộ
Suốt 10 năm, Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một sự kiện văn hóa du lịch, một thương hiệu của TPHCM, góp phần quảng bá điểm đến TPHCM đang trong quá trình phát triển, hội nhập.
Mô hình cô gái Việt Nam yêu chuộng hòa bình.
Tiểu cảnh 10 linh vật tượng trưng cho 10 năm Đường hoa Nguyễn Huệ cũng được hội ngộ trong Đường hoa năm nay
Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ người dân TP và du khách cho đến 22 giờ ngày 13/2 (nhằm mùng 4 Tết).
Đặc biệt, cạnh Đường hoa Nguyễn Huệ là công viên tượng đài Bác Hồ (trước trụ sở UBND TP) vẫn luôn thu hút khách tham quan
* Chiều cùng ngày, Lễ hội Đường sách TPHCM chủ đề “Sách và 54 dân tộc” đã khai mạc, phục vụ đông đảo người dân và du khách tại TPHCM. Đến dự và cắt băng khai mạc có đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.
Là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của TPHCM mỗi dịp Tết đến, lễ hội Đường sách năm nay hướng đến tinh thần đoàn kết, vun đắp lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước và cổ vũ các phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngoài các khu vực quen thuộc hàng năm như khu thiếu nhi, khu trưng bày sách, cà phê sách, không gian tri thức…, Đường sách năm nay tập trung giới thiệu tư liệu hình ảnh về văn hóa, ngôn ngữ, nơi cư trú của 54 dân tộc anh em, đặc biệt là trưng bày các tư liệu quý, hiếm về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đường sách diễn ra từ ngày 7/2 (27 tháng chạp) đến 13/2/1013 (mùng 4 Tết) tại trục đường Mạc Thị Bưởi – Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế.
Gian trưng bày sách về chủ quyền biển đảo Việt Nam thu hút đông đảo các bạn trẻ TPHCM.