ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. Thông tin chung về học phần
– Tên học phần: Dân tộc học đại cương
– Mã học phần: DTH (40.21.13)
– Số tín chỉ: 3
– Thuộc chương trình đào tạo trình độ: đại học, hình thức đào tạo: chính quy
– Loại học phần (bắt buộc, tự chọn): Bắt buộc
– Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết : 40 tiết
+ Thảo luận, bài tập trên lớp: 5 tiết
+ Tự học : 90 giờ
– Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Dân tộc và tôn giáo
2. Tóm tắt nội dung học phần (khoảng 150 từ)
Môn học nằm trong chương trình đào tạo Đại học chính trị dành cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Môn học trang bị cho người học về thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực dân tộc. Nâng cao năng lực tư duy khoa học, kiến thức lý luận và thực tiễn về dân tộc, chủng tộc, đặc điểm và văn hóa các tộc người ở Đông Nam Á và Việt Nam.
3. Mục tiêu của học phần
– Về kiến thức: cung cấp người học những kiến thức cơ bản về dân tộc học; Các tiêu chí của tộc người; Các chủng tộc trên thế giới và Việt Nam; Các ngữ hệ trên thế giới và Việt Nam; Các tộc người ở Đông Nam Á; Đặc điểm của các tộc người ở Việt Nam; Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam.
– Về kĩ năng: Giúp học viên rèn luyện năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để phân tích và giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến dân tộc, chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ phù hợp với vị trí công tác.
– Về thái độ: giúp học viên củng cố thế giới quan khoa học về các vấn đề dân tộc, chủng tộc, ngữ hệ, văn hóa, thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, góp phần phê phán, đấu tranh với các thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc.
4. Phân bổ thời gian giảng dạy học phần
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học học phần
Tổng
Lên lớp
Tự học (giờ)
Lý thuyết (tiết)
Thảo luận (tiết)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Chương 1. Một số vấn đề chung về Dân tộc học
5
10
Chương 2. Các tiêu chí của tộc người và các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử
5
10
Chương 3. Các chủng tộc trên thế giới và Việt Nam
5
10
Chương 4. Các ngữ hệ trên thế giới và Việt Nam
5
10
Chương 5. Các tộc người ở Lào
5
10
Chương 6. Các tộc người ở Đông Nam Á
5
10
Chương 7. Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam
5
10
Chương 8. Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam
5
10
Thảo luận
5
5
Tổng
45
85
5. Phương pháp, hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập học phần
5.1. Kiểm tra, đánh giá quá trình:
– Điểm chuyên cần có trọng số 30%, gồm:
+ Điểm đánh giá tham dự học tập trên lớp, tham gia phát biểu, thảo luận xây dựng bài, semina: 10%;
+ Điểm đánh giá tự học: 20%.
– Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20 %.
5.2. Điểm thi kết thúc học phần: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số là 50%.
– Hình thức thi: Tự luận
– Thời lượng thi: 120 phút
6. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC HỌC
1. Định nghĩa và đối tượng của dân tộc học
1.1. Định nghĩa
Dân tộc học là một ngành của khoa học nhân văn, chuyên nghiên cứu tất cả các dân tộc trên thế giới, từ nguồn gốc lịch sử đến cấu tạo thành phần dân tộc, các mặt sinh hoạt văn hóa và mối quan hệ giữa các dân tộc.
1.2. Đối tượng
Dân tộc học nghiên cứu tất cả các dân tộc trên thế giới; nghiên cứu từ xã hội nguyên thuỷ – bầy người (thông qua các tàn dư của nó) cho tới các xã hội hiện đại; nghiên cứu tất cả các mặt văn hóa (văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần…) của các dân tộc…
2. Nhiệm vụ
– Dân tộc học nghiên cứu thành phần tộc người của cư dân trong một nước và trên toàn thế giới;
– Dân tộc học nghiên cứu lịch sử tộc người.
– Dân tộc học nghiên cứu văn hoá và văn hóa tộc người…
3. Mối quan hệ của dân tộc học với một số ngành khoa học
Dân tộc học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác như: xã hội học; khảo cổ học và khoa học lịch sử; lịch sử văn hóa, nghệ thuật, văn hóa dân gian; khoa học kinh tế; tâm lý học; ngôn ngữ học; y học…
4. Phương pháp nghiên cứu của dân tộc học
4.1. Phương pháp luận chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5. Lịch sử phát triển và thành tựu của dân tộc học Việt Nam
5.1. Lịch sử phát triển
– Các tri thức về dân tộc học ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm qua các tác phẩm như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán Triều Nguyễn)…
– Năm 1958 tổ Dân tộc học được thành lập nằm trong Viện Sử học.
– Năm 1968, Viện Dân tộc học được thành lập nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
– Năm 1973, Tạp chí Dân tộc học ra đời, là cơ quan khoa học và ngôn luận của những người công tác, nghiên cứu và giảng dạy về Dân tộc học ở Việt Nam.
– Năm 1981, Hội Dân tộc học được thành lập , cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Dân tộc và Thời đại.
5.2. Một số thành tựu
– Nghiên cứu xác định Việt Nam có 54 tộc người; đồng thời xác định trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các tộc người, từ đó đề xuất việc xây dựng chính sách toàn diện để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của các tộc người và quan hệ tộc người
– Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người ở Việt Nam nhằm bảo tồn và phát huy trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
– Làm sáng tỏ nhiều vấn đề về các thời kỳ hết sức quan trong trong lịch sử Việt Nam
*Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, NXB Giáo dục, 2007, tr.7-tr.47.
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
2. Phan Hữu Dật: Dân tộc học và nhân học ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr.49-124.
* Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
Yêu cầu đọc tài liệu: Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr 7 – 47.
+ Trả lời câu hỏi: Định nghĩa, đối tượng¸ Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và mối quan hệ với các ngành khoa học khác của dân tộc học.
+ Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
– Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
– Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm: trước khi bắt đầu môn học, đánh giá chuyên cần của sinh viên.
* Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày Định nghĩa, đối tượng¸ nhiệm vụ, của dân tộc học?
2. Hãy nêu phương pháp nghiên cứu cơ bản và mối quan hệ với các ngành khoa học khác của dân tộc học?
3. Trình bày khái quát lịch sử phát triển và thành tựu của dân tộc học Việt Nam? Liên hệ với lịch sử phát triển dân tộc học ở Lào.
Chương 2
CÁC TIÊU CHÍ CỦA TỘC NGƯỜI
VÀ CÁC LOẠI HÌNH CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
1. Các tiêu chí tộc người
1.1. Tiêu chí ngôn ngữ
– Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ.
Tất cả các thành viên gắn bó với nhau trong một tộc người thì cùng nói một thứ tiếng. Đó là tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ được tiếp nhận từ thời thơ ấu trong gia đình qua ông bà, bố mẹ và những người khác xung quanh đứa trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu tộc người.
– Ngôn ngữ của tộc người khác được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người.
Có một số ngôn ngữ (chủ yếu và các ngôn ngữ châu Âu) được nhiều bộ phận cư dân sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người, mặc dù họ là những tộc người riêng biệt và sống ở các quốc gia khác nhau.
– Hai ngôn ngữ cho một tộc người; có một số tộc dân mà các nhóm riêng biệt của nó lại nói những thứ tiếng khác nhau.
1.2. Các đặc trưng văn hóa
Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc người thể hiện cụ thể qua: ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa, ăn uống, văn học nghệ thuật, lễ hội, tín ngưỡng… Và chính những đặc trưng văn hóa đó, chính truyền thống tộc người hay tính cách tộc người đó tạo nên những nét khác biệt giữa các tộc người với nhau, trước hết là ở lĩnh vực ăn, mặc, ở.
1.3. Ý thức tự giác tộc người
Ý thức tự giác tộc người là ý thức tự coi mình thuộc về một tộc người nhất định được thể hiện trong một loạt yếu tố: sử dụng một tên gọi tộc người thống nhất, ý niệm chung về nguồn gốc và vận mệnh lịch sử, ý thức thể hiện trong những đặc điểm sinh hoạt văn hóa, cùng nhau tuân thủ phong tục tập quán, lối sống của tộc người…
2. Các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử
2.1. Cộng đồng tộc người trong xã hội công xã nguyên thủy
Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đó là một xã hội không có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật. Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Để có thể cùng chung sống, cùng lao động và hưởng thụ những thành quả lao động, một nguyên tắc phân phối đặc trưng đã hình thành, đó là nguyên tắc bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không có ai có tài sản riêng, không có người giàu, kẻ nghèo, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia. Xã hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp. Tế bào cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc. Thị tộc là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài. Nó xuất hiện ở một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.
2.2. Cộng đồng tộc người trong xã hội có giai cấp tiền tư bản chủ nghĩa.
Loại hình dân tộc tiền tư bản theo quan niệm của chủ nghĩa Mác thực chất là gắn với phương thức hình thành các dân tộc ở Á Đông với những đặc điểm: sự thống nhất dân tộc được thực hiện khi chưa hính thành thị trường, kết cấu kinh tế – xã hội phong kiến, nhu cầu đoàn kết chống thiên tai và ngoại xâm.
2.3. Cộng đồng tộc người trong thời đại tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Yếu tố kinh tế tư bản đã làm cho các thành phần dân cư thuộc các bộ tộc, tộc người khác nhau hòa nhập vào nhau trong quốc gia – dân tộc; thường gắn với tình trạng áp bức dân tộc trong nội bộ quốc gia có nhiều dân tộc.
* Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr.103 – 142.
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
* Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
– Yêu cầu đọc tài liệu: Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr.103 – 142.
+ Trả lời câu hỏi: Nhận diện Các tiêu chí của tộc người và các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử.
+ Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
– Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
– Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm: trước khi bắt đầu môn học, đánh giá chuyên cần của sinh viên.
* Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày Các tiêu chí của tộc người trong lịch sử? Liên hệ tiêu chí của tộc người ở Lào.
2. Hãy nêu các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử? Liên hệ các loại hình tộc người ở Lào.
Chương 3
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Mở đầu
1.1. Định nghĩa chủng tộc
– Chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp quần thể mà ta quen gọi là những nhóm người) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lý mà nguồn gốc và qúa trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định.
1.2. Mối quan hệ giữa chủng tộc với dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa
– Chủng tộc với dân tộc: Một quốc gia có thể có nhiều dân tộc thuộc những chủng tộc khác nhau và một chủng tộc có thể sống ở nhiều quốc gia khác nhau
– Chủng tộc với ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phạm trù lịch sử, khác phạm trù sinh học của chủng tộc. Những người cùng nói một thứ tiếng không nhất thiết cùng một chủng tộc và một chủng tộc có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau
– Chủng tộc và văn hóa: Văn hóa là phạm trù lịch sử. Trình độ văn hóa, văn minh không phải là đặc trưng riêng của chủng tộc, không thể căn cứ vào văn hóa, văn minh hiện thời để kết luận chủng tộc văn minh hay lạc hậu
2. Các đặc điểm phân loại chủng tộc
2.1. Sự cấu tạo của sắc tố
– Màu da: máu sáng, màu trung gian, màu tối
– Màu tóc: màu sáng, màu trung gian, sãm màu
– Màu mắt: màu sáng, màu trung gian, sãm màu
2.2. Dạng tóc
– Tóc thẳng mọc thẳng từ da đầu (tiết diện tròn)
– Tóc xoăn mọc xiên từ da đầu (tiết diện bầu dục)
2.3. Mức độ nhiều hay ít của lớp lông thứ ba trên cơ thể
Lớp lông thứ ba trên cơ thể (râu và lông) chỉ xuất hiện khi đến độ tuổi nhất định và tuỳ từng chủng tộc mà có những mức độ khác nhau
2.4. Hình dạng khuôn mặt
Phân thành: rộng, hẹp, trung bình
2.5. Hình dạng mắt
– Hình dạng mắt chủ yếu là do mí trên phát triển nhiều hay ít quy định. Sự phát triển của nếp mí mắt có 4 chuẩn số: không có nếp, ít phát triển, phát triển trung bình, phát triển nhiều
2.6. Hình dạng mũi
Hình dạng mũi chủ yếu do xương và sụn phát triển nhiều hay ít quy định. Sự phát triển này tạo ra góc mũi cao hay thấp, sống mũi thẳng, khoằm, lõm, rộng hay hẹp.
2.7. Hình dạng môi
– Môi được phân thành 4 loại: mỏng, vừa, dày và rất dày
2.8. Hình dạng đầu
Hình dạng đầu phân thành: dài, trung bình, ngắn, quá ngắn
2.9. Tầm vóc
– Tầm vóc là chỉ độ cao của con người, có sự phân biệt giữa nam và nữ.
– Sự chênh lệch giữa nam và nữ từ 8 – 12 cm.
2.10. Tỷ lệ thân hình
Tỷ lệ thân hình là tỷ lệ giữa bề dài của mình, đầu, cổ với chiều dài của chân. Các phân loại như sau:
+ Nếu mình ngắn chân dài: khổ người hình dài.
+ Nếu mình và chân bằng nhau: khổ người trung bình.
+ Nếu mình dài chân ngắn: khổ người hình ngắn
2.11. Răng
Hình dáng răng ở từng đại chủng có khác nhau: răng hình lưỡi xẻng; răng hình xẻng ít, răng hàm trên có núm phụ.
2.12. Vân tay
Vân tay toàn nhân loại có 3 dạng: xoáy, móc, cung. Vân tay ở các đại chủng cũng có sự khác nhau.
3. Các đại chủng trên thế giới hiện nay
3.1. Sự phân loại các chủng tộc
– Hiện nay trên thế giới có 4 đại chủng là Ôxtralôit, Nêgrôit, Môngôlôit và Ơrôpôit
3.2. Sự hình thành các chủng tộc
– Các nhà khoa học căn cứ vào sự biến đổi về đặc điểm cơ thể người đã chia qúa trình hình thành con người như sau: Vượn người (tiền thân của con người); Người tối cổ (người vượn): Pitêcantrốp; Người cổ: Nêanđéctan; Người hiện đại: Hômô sapiens.
– Nhiều lý thuyết khác nhau: thuyết nhiều trung tâm, thuyết một trung tâm, thuyết hai trung tâm.
3.3. Nguyên nhân hình thành các chủng tộc
– Sự thích nghi hoàn cảnh địa lý tự nhiên
– Sự sống biệt lập giữa các nhóm người
– Sự lai giống giữa các nhóm người
3.4. Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam
– Nhóm loại hình Anhđônêdiêng: Trên bán đảo Đông Dương là các tộc người thiểu số thuộc ngôn ngữ Môn – Khơ me và Malayo – Poolinêdiêng
– Nhóm loại hình Nam Á: nay chiếm đa số cư dân ở Đông Nam Á. Trong tất cả các quốc gia, hầu như ở tất cả các tộc người chủ thể, chiếm số đông dân cư trong nước đều thuộc loại hình Nam Á
– Nhóm loại hình Vêđôít: Nhóm loại hình Vêđôít ngày nay khá phổ biến trong cư dân bản địa của Inđônêsia
– Nhóm loại hình Nêgrôit: Nhóm loại hình Nêgrôit hiện nay là các bộ lạc người Aeta ở các đảo Luson, Mindoro, Palavan của Philíppin và một số đảo ở châu Đại Dương
4. Chủ nghĩa chủng tộc
– Thuyết phân biệt chủng tộc phân chia loài người thành những chủng tộc “thượng đẳng” có khả năng phát triển mọi mặt về trí tuệ, tinh thần, là người xây dựng nền văn minh nhân loại; đối lập với những chủng tộc “hạ đẳng” bị xem là hèn kém, cần phải khai hóa của các chủng tộc “thượng đẳng” và lệ thuộc vào họ mới tồn tại được.
– Quan điểm khoa học cho rằng: toàn thể nhân loại hợp thành một loài duy nhất: loài Hômô sapiens. Giữa các chủng tộc không có sự khác nhau lớn về thể chất và tâm lý, và vì thế không có cơ sở khoa học để chia các chủng tộc về phương diện sinh học ra chủng tộc thượng đẳng và hạ đẳng.
*Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr.47- 68.
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
* Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
– Yêu cầu đọc tài liệu: 1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr.47 – 68.
+ Trả lời câu hỏi: Khái quát các chủng tộc trên thế giới và ở Viêt Nam?
+ Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
– Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
– Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm: trước khi bắt đầu môn học, đánh giá chuyên cần của sinh viên.
* Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái quát các chủng tộc trên thế giới? Liên hệ các tộc người ở Lào.
2. Hãy nêu các tộc người ở Việt Nam? So sánh với các loại hình chủng tộc ở Lào.
Chương 4
CÁC NGỮ HỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Khái quát chung về ngôn ngữ
1.1. Ngôn ngữ là gì
Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trừu tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một phương tiện, một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu nhau.
Đối với ngành dân tộc học, ngôn ngữ có thể hiểu là hệ thống tông tin liên lạc được sử dụng bởi 1 cộng đồng hoặc 1 quốc gia cụ thể.
1.2. Bản chất ngôn ngữ
– Trước hết, ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội
+ Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người
+ Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể xã hội và mang bản sắc của từng cộng đồng
– Thứ hai: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặc trưng này được thể hiện:
`+ Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào
+ Ngôn ngữ không mang tính chất giai cấp.
1.3. Nguồn gốc ngôn ngữ
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, thì con người là chủ thể sáng tạo ra ngôn ngữ cùng với chính bản thân mình. Lao động đã sáng tạo bản thân con người và làm cho con người khác con vật và tách hẳn với giới động vật.
Trong cuốn sách: “Tác dụng của lao động trong qúa trình chuyển biến từ vượn thành người”, Ph. Ăngghen đã khẳng định: Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ: đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc con người.
1.4. Chức năng ngôn ngữ
– Chức năng giao tiếp
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp căn bản nhất của con người. Giao tiếp là nhu cầu gần như bẩm sinh của con người. Không ai sống trong một cộng đồng nào đó mà lại không có nhu cầu giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ mà loài người thỏa mãn được nhu cầu có tính chất tất yếu này. Ngôn ngữ với chức năng giao tiếp trở thành một trong những động lực quan trọng duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
– Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ.
1.5. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc nghiên cứu lịch sử dân tộc
– Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
– Ngôn ngữ là một nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu lịch sử dân tộc. Những tài liệu về ngôn ngữ sẽ giúp giải quyết các vấn đề: Môi trường sinh thái mà dân tộc đó đã tồn tại và phát triển; Quan hệ về mặt nguồn gốc giữa các dân tộc anh em (trong một ngữ hệ); Lịch sử phát triển của nền văn hóa dân tộc; Mối quan hệ giữa các dân tộc về mặt ngôn ngữ và sự giao tiếp giữa các ngôn ngữ đó…
3. Các ngữ hệ trên thế giới.
3.1. Ngữ hệ là gì
Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu.
3.2. Nguyên nhân và thời gian ra đời các ngữ hệ
Các ngữ hệ ra đời là do sự chia nhỏ các thị tộc – bộc lạc và sự thiên di của họ đến những nơi khác nhau, cuộc thiên di này có thể bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cũ, chủ yếu là để kiếm ăn. Cùng với sự phát triển của công cụ sản xuất, qúa trình đó ngày càng phát triển, nhất là từ thời kỳ kim khí. Đồng thời với sự phân chia này của các tập thể người, dần dần các ngôn ngữ khác nhau xuất hiện do sự cách biệt lâu dài với ngôn ngữ gốc.
3.3. Các ngữ hệ trên thế giới hiện nay
Cách phân loại các dân tộc trên thế giới phổ biến hiện nay được các nhà dân tộc học và nhân học sử dụng đó là phương pháp phân loại theo ngữ hệ. Hiện nay, các dân tộc trên thế giới có thể chia thành 14 ngữ hệ: ngữ hệ Hán Tạng; ngữ hệ Ấn Âu; ngữ hệ Á Phi; ngữ hệ Caucasus, ngữ hệ Ural, ngữ hệ Altaic, ngữ hệ Dravidian, ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo, ngữ hệ Semito – Hamitic, ngữ hệ Niger – Kordofan, ngữ hệ Nile – Sahara, ngữ hệ Khoisan, ngữ hệ Bắc Mỹ Indian…
4. Các ngữ hệ ở Đông Nam Á và Việt Nam
4.1. Các ngữ hệ ở Đông Nam Á
Hiện nay ở Đông Nam Á có 4 ngữ hệ.
– Ngữ hệ Nam Á: Gồm nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me; nhóm ngôn ngữ Việt – Mường; nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao; nhóm ngôn ngữ Nam Á khác.
– Ngữ hệ Thái: Gồm các ngôn ngữ Thái (Xiêm), Lào – Thay, Tày – Thái… ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Mianma…
– Ngữ hệ Nam Đảo (Malayo – Pôlinêsia): Gồm các ngôn ngữ tập trung đông nhất ở các nước Philíppin, Inđônêxia, Malaixia, một số ở Campuchia, Việt Nam và Singapo. Nhóm Polinêsia chủ yếu ở châu Úc và các đảo nam Thái Bình Dương.
– Ngữ hệ Hán – Tạng
+ Nhóm ngôn ngữ Hán: phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, đông nhất là Singapo và Malaixia. Các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia cũng có mặt các nhóm nói tiếng Hán.
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: phân bố rải rác ở các nước Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
4.2. Các ngữ hệ ở Việt Nam
Ở Việt Nam tồn tại cả 4 ngữ hệ phân bố trong khu vực Đông Nam Á, trong đó ngữ hệ Nam Á là lớn nhất. Ngữ hệ này bao gồm ngôn ngữ của các cư dân có địa bàn sinh tụ từ miền núi đến đồng bằng, từ Nam ra Bắc. Ngữ hệ Thái và ngữ hệ Hán – Tạng, về mặt lịch sử chủ yếu phân bố ở miền Bắc; ngữ hệ Nam Đảo gồm một số ngôn ngữ ở miền Trung và Tây Nguyên.
* Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr.69 – 102.
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
* Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
– Yêu cầu đọc tài liệu: 1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên): Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, 2007, tr.69 – 102.
– Trả lời câu hỏi: Khái quát phần Các ngữ hệ trên thế giới và Việt Nam
– Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
– Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
– Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm: trước khi bắt đầu môn học, đánh giá chuyên cần của sinh viên.
* Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái quát các ngữ hệ trên thế giới? Liên hệ các ngữ hệ ở Lào.
2. Hãy nêu các ngữ hệ ở Việt Nam? So sánh với các ngữ hệ ở Lào.
Chương 5
CÁC TỘC NGƯỜI Ở LÀO
1. Khái quát về các vùng ở Lào
– Diện tích 236.800 km2
– Nhiệt đới gió mùa
– Phía tây, giáp giới với Thái Lan và Mianma; phía đông giáp với Việt Nam; Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp với Campuchia
2. Thành phần tộc người ở Lào
Danh mục các tộc người được xếp theo 4 nhóm ngôn ngữ: Lào – Thay, Môn – Khơ me, Hán – Tạng và Hmông – Dao (được Vụ Dân tộc – Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào trình lên Quốc hội nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và ược Quốc hội thông qua tháng 3/2003).
– Nhóm ngôn ngữ Lào – Thay (8 tộc người): Lào, Tay, Phu thay, Lự, Nhuôn, Dắng, Sẹc, Thay Nưa.
– Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me (32 tộc người): Kưm Mụ, Pray, Xinh Mun, Phoọng, Then, Ơ Đu, Bít, La Mệt, Xam Tao, Kạ Tang, Mạ Coong , T’riu, Drụ, T’riêng, Ta Ôi, Dẹ, Brâu, Kạ Tu, Ha Rắc, Ôi, Kriêng, Chênh, Xạ Đang, Xuồi, Nha Hơn, Lạ Vi, Pạ Cộ, Khạ Me, Tum, Nguồn, Mói (Mường), Krị.
– Nhóm ngôn ngữ Hán – Tạng (7 tộc người): Sinh Si Lị, A Kha, La Hủ, Xi Đa, Hà Nhì, Lô Lô, Họ.
– Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (2 tộc người): Mông và Iêu Miền (Dao)
3. Đặc điểm phân bố tộc người ở Lào
– Nhóm ngôn ngữ Lào – Thay chủ yếu tập trung ở một số tỉnh tại phía Tây – Bắc Lào.
– Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me bao gồm 3 tiểu nhóm cư trú ở những vùng riêng: Bắc Lào, Trung Lào và Nam Lào
– Nhóm ngôn ngữ Hán – Tạng cư trú tập trung ở vùng cao Tây – Bắc.
– Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao có 2 tộc người là Mông và Iêu Miền (Dao). Người Mông cư trú tập trung tại vùng cao Đông – Bắc, người Iêu Miền (Dao) cư trú tập trung ở vùng cao Tây – Bắc
Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
2. Lê Sỹ Giáo (chủ biên): “Dân tộc học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
2. Nguyễn Duy Thiệu (2019), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (phần các dân tộc ở Lào).
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
2. Hà Nguyễn (2018), Tìm hiểu văn hóa – lịch sử đất nước Lào, Nxb thông tin và truyền thông.
Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
Yêu cầu đọc tài liệu: Nguyễn Duy Thiệu (2019), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (phần các dân tộc ở Lào).
Trả lời câu hỏi: Các tộc người ở Lào có đặc điểm gì?
Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm trong buổi học tiếp theo
* Câu hỏi ôn tập
1. Các thành phần tộc người ở Lào phân bố như thế nào?
2. Đặc điểm phân bố của các tộc người ở Lào có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của đất nước Lào?
Chương 6
CÁC TỘC NGƯỜI Ở ĐÔNG NAM Á
1. Các tộc người ở Brunây
Khoảng 2/3 người dân Brunây là người gốc Malay. Nhóm thiểu số lớn nhất là người Hoa.
2. Các tộc người ở Campuchia
– Người Khơ Me là tộc người chiếm khoảng 90 % dân số
– Người Cui, người Poa, người Mnông, người Brao, người Gia Rai, người Ê Đê, người Chăm, người Hoa
3. Các tộc người ở Inđônêsia
– Người Gia Va: tộc người đông nhất, chiếm 46% dân số) và có một nền văn hóa cổ phát triển rực rỡ.
– Người Sun Đa: dân số đông thứ hai, chiếm 13,1% dân số
– Người Ma Đu Ra: có dân số đông thứ ba, chiếm khoảng 6% dân số
– Người Ba Li, Mi Mang Ca Bau, A Chê, Người Pa Pua…
4. Các tộc người ở Malaixia
Gồm các nhóm: Các cư dân nhập cư và Các tộc người bản địa
Người Mã Lai chiếm 52% dân số
Ngoài ra còn có các nhóm người: Kadadan, Marút, Bajau, Xêmang; Pangan
Các cư dân nhập cư: người Hoa và người Ấn
5. Các tộc người ở Mianma
– Đông nhất là người Miến Điện (Bruma) chiếm 68%,
– Người Shan chiếm 9%, người Karen chiếm 7%, người Rakhine chiếm 4%, người Hoa chiếm 3%, người Ấn chiếm 2%, người Mon chiếm 2% và cá tộc người khác chiếm 5%.
6. Các tộc người ở Philippin
– Theo các nhà nghiên cứu, đa số dân của Philippin là hậu duệ của nhiều nhóm người thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo đã di cư tới hòn đảo này nhiều đợt từ hàng ngàn năm trước.
– Đông đảo nhất là các tộc người nói ngôn ngữ Tagalog, Cebuano, Kapampangan, Pangasinan, Maranao, Maguindanao.
7. Các tộc người ở Singapo:
Có 76,8% người Hoa; 13,9% người Mã Lai; 7,9% người ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka; 1,4 % người gốc khác.
8. Các tộc người ở Thái Lan
– Các tộc người thuộc nhóm Thái gồm: Thái (Xiêm), Lào, San, Lự, Phu Thay… chiếm 74% dân số cả nước.
– Người Thái hay Xiêm là tộc người chiếm đa số, cư trú khắp cả nước.
– Người Lào tự gọi là “Thay” hay “Tày” có khoảng 8 triệu người, cư trú tập trung ở vùng bắc và đông bắc.
– Người San, Người Lự, Người Phu Thay, người Mông, người Dao…
9. Các tộc người ở Timor Leste (Đông Timo)
– Dân số Timor Leste (Đông Timo) khoảng 1 triệu người với hơn 10 tộc người có văn hóa và ngôn ngữ riêng.
– Có hai chủng tộc chính là Malay, Papuan và thiểu số người Hoa. Tetum là tộc người lớn nhất (33%), có khoảng 250.000 người. Sau đó là các tộc người Mambai (12%), Kemak (8%), Bunak, Fataluku, Makasai (10%), Galoli (8%) và Tokodede (8%).
Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sỹ Giáo (chủ biên): “Dân tộc học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
2. Nguyễn Duy Thiệu (2019), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
Yêu cầu đọc tài liệu: Nguyễn Duy Thiệu (2019), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Trả lời câu hỏi: trình bày khái quát về các tộc người ở Đông Nam Á
Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm trong buổi học tiếp theo
* Câu hỏi ôn tập
1. Các quốc gia Đông Nam Á có điểm gì nổi bật về thành phần tộc người?
2. Những ưu điểm và hạn chế của đặc điểm đa tộc người ở các quốc gia Đông Nam Á trong phát triển?
Chương 7
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
1. Các tộc người có dân số rất không đều nhau
– Chênh lệch giữa dân tộc đa số và dân tộc tộc thiểu số.
– Chênh lệch giữa các dân tộc tộc thiểu số.
2. Các tộc người có truyền thống đoàn kết
2.1. Về nguồn gốc lịch sử
– Nét chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là mối quan hệ, đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc nước ta, giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau.
– Truyền thống đoàn kết, tương trợ đó được thể hiện qua sự nghiệp dựng nước và giữ nước của các dân tộc trong lịch sử, đó là quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam.
2.2. Về lịch sử cư trú
– Những tộc người đã cư trú ở Việt Nam lâu đời, là chủ nhân của những nền văn hoá nổi tiếng Đông Sơn…) như người Kinh, Mường, Chăm, Phù Nam cổ.
– Những tộc người cư trú ở Việt Nam trên dưới 1000 năm như người Thái; 200 – 300 năm như người H’mông, một số nghành Dao, một bộ phận người Khơ Mú, Hà Nhì…
2.3. Truyền thống đoàn kết
Truyền thống đoàn kết của các tộc người ở Việt Nam được hình thành dựa trên hai yếu tố cơ bản:
– Xây dựng các công trình thuỷ lợi (chống úng: đắp đê; chống hạn: đào mương…)
– Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
3. Các tộc người cư trú rất phân tán và xen kẽ
– Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng… Riêng tỉnh Đắk Lắk hơn 40 dân tộc anh em. Phần lớn các huyện miền núi có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 3 hoặc 4 dân tộc cùng sinh sống.
– Hiện nay, những xã thuần dân tộc rất ít; ở các tỉnh, huyện phổ biến tình trạng cư dân thuộc từ 5 đến 15 dân tộc trở lên…
4. Các tộc người thiểu số cư trú trên địa bàn có vị trí quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái
– Địa bàn quan trọng về kinh tế: Nơi chứa đựng hầu hết trữ lượng khoáng sản của đất nước. Vùng đất phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè… Địa bàn tập trung các nhà máy thủy điện lớn như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La…
– Địa bàn quan trọng về quốc phòng-an ninh: là phên dậu của quốc gia; là những khu vực biên giới, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chông âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Các tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau
– Về phương diện xã hội: Trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số rất khác nhau.
– Về phương diện kinh tế: Đại bộ phận các dân tộc ở Việt Nam đã chuyển sang kinh tế sản xuất, tuy nhiên một số dân tộc còn duy trì các hoạt động lượm hái, săn bắt; với các loại hình kinh tế chiếm đoạt, khai thác của cải sẵn có trong tự nhiên. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tộc người lớn, có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ đói nghèo của các hộ dân tộc thiểu số vẫn còn cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
6. Từng tộc người có bản sắc văn hóa riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam
6.1. Về ngôn ngữ:
– Ngữ hệ Nam Á có 32 tộc người
– Ngữ hệ Thái có 8 tộc người
– Ngữ hệ Nam Đảo (Malayô – Pôlinêxia) có 5 tộc người
– Ngữ hệ Hán – Tạng có 9 tộc người
6.2. Hoạt động sản xuất
Mỗi vùng, mỗi tộc người đều gắn với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán riêng trong phương thức canh tác, chọn giống cây trồng, vật nuôi… Điều này thể hiện sự thích nghi và lối ứng xử của tộc người trong môi trường cụ thể mà họ đang sống.
6.3. Nhà cửa
Nhìn chung có hai loại: nhà sàn và nhà đất. Tuy nhiên, mỗi tộc người có phong tục tập quán, điều kiện sống khác nhau nên có cách xây dựng, bố trí và trang trí riêng
6.4. Trang phục
Trang phục của mỗi tộc người có nét đặc trưng riêng thể hiện qua các kiểu áo, quần, váy, khăn đội đầu, cách may và bố trí hoa văn
6.5. Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội của mỗi tộc người có những sắc thái riêng thể hiện ở cấu trúc của làng, bản, buôn, phum…; hình thức sở hữu và sử dụng ruộng đất; cách thức tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính…
6.6. Các hình thức văn hóa dân gian
Các tộc người ở Việt Nam còn lưu giữ được nhiều tri thức văn hóa dân gian, nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, múa… rất phong phú, có giá trị nghệ thuật cao.
Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sỹ Giáo (chủ biên): “Dân tộc học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
2. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
Tài liệu nên đọc:
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị; từ trang 76 đến trang 81.
Tự học đối với học viên
Yêu cầu đọc tài liệu: Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017 (phần về đặc điểm các tộc người).
Trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát về đặc điểm của các tộc người ở Việt Nam?
Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm trong buổi học tiếp theo
* Câu hỏi ôn tập
1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các tộc người ở Việt Nam và các tộc người ở Lào?
2. Tại sao nói các tộc người có bản sắc văn hóa riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam?
Chương 8
THIẾT CHẾ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung về thiết chế xã hội truyền thống
1.1. Trình độ phát triển kinh tế không đều nên trình độ phát triển về xã hội rất chênh lệch nhau
Quan hệ xã hội và tổ chức xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số nước ta phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, phương thức canh tác và đặc biệt là mức độ phân hóa giai cấp, phân tầng xã hội của các tộc người.
1.2. Hiện tượng trùm lên nhau về thiết chế xã hội
Các tộc người sống xen kẽ với nhau đã có ảnh hưởng lẫn nhau về thiết chế xã hội. Do đó, có khi trong cùng một tộc người nhưng thiết chế xã hội cũng có sự khác nhau, ở gần hay xen kẽ với người Kinh thì ảnh hưởng lẫn nhau hoặc ảnh hưởng của người Kinh.
1.3. Lịch sử phát triển của các tộc người rất đa dạng
Do nhiều nguyên nhân về lịch sử, địa lý, điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa v.v… tổ chức và TCXHTT của các DTTS ở nước rất đa dạng và có tác động lớn đến đời sống cộng đồng nói chung, đến tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng DTTS nói riêng.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, với những chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, thể chế chính trị mới đã từng bước được xây dựng, góp phần phát huy những truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên hiện nay trong các vùng dân tộc thiểu số TCXHTT vẫn tồn tại ở những trình độ khác nhau, tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội các tộc người, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa.
1.4. Tiêu chí phân loại thiết chế xã hội
– Thiết chế gia đình
– Thiết chế giáo dục
– Thiết chế chính trị
– Thiết chế tôn giáo
2. Một số loại hình thiết chế xã hội truyền thống (trước 1945)
2.1. Loại hình Tày, Nùng
Ở các dân tộc Tày, Nùng, bản là đơn vị cơ bản của kết cấu xã hội truyền thống. Chế độ Thổ ty tồn tại lâu dài trong lịch sử với vai trò lớn của các tù trưởng bản có uy tín và ảnh hưởng rất lớn đối với cộng động xã hội khá bền vững này.
2.2. Loại hình Thái
Ở người Thái kết cấu bản – mường tồn tại khá lâu đời và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Trước Cách mạng Tháng Tám mỗi mường đều có chúa đất (Chẩu mường) cai quản, với ranh giới, địa vực và bộ máy cai trị, luật tục, nghi thức tín ngưỡng tôn giáo riêng. Cũng vì vậy chế độ “phìa – tạo” tồn tại lâu dài và tác động ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng động mường – bản. (Bản là thiết chế cơ sở, nhiều bản hợp thành “lộng”, nhiều “lộng” hợp thành mường với vai trò cai quản của “phìa mường”, “tạo lộng”, “tạo bản”).
2.3. Loại hình Mường
Ở người Mường đơn vị tổ chức cơ sở là xóm, trên xóm là mường (mỗi mường có từ 10 – 20 xóm). Đứng đầu mường là Lang kun (hay Thổ tù), đứng đầu xóm là làng xóm, tạo nên chế độ lang đạo trong xã hội Mường. Chế độ lang đạo đề cao vai trò dòng họ, tông tộc vì vậy tồn tại như một chế độ thế tập (cha truyền con nối) nắm quyền điều hành và cai quản xóm, mường với những người giúp việc (gọi là cậu hoặc cai) xóm, mường của người Mường biểu hiện rõ sắc thái của công xã nông thôn, bao gồm nhiều dòng họ cư trú và sinh sống.
2.4. Loại hình Khơ Me
Đối với người Khơme, phum, sóc là đơn vị xã hội truyền thống. Sóc bao gồm nhiều phum, phum là đơn vị nhỏ mang tính chất dòng họ nhiều hơn tính chất hành chính. Đứng đầu phum, sóc là mê phum, mê sóc thông thường đó là những người già có uy tín được dân bầu lên để trông coi và điều hành công việc phum, sóc.
2.5. Loại hình Chăm
Người Chăm, do cư trú xen kẽ với người Việt, tổ chức làng xã và phương thức canh tác, sinh họạt có nhiều nét tương đồng.
2.6. Loại hình Hmông
Ở đồng bào Mông, bản (Jiao) là đơn vị cơ sở, trên bản (Jiao) là Cang y, chúa tể (ở Thuận Châu – Sơn La, Điện Biên – Lai Châu) hay Y Chủa (Mù Căng Chải – Yên Bái). Tên bản thường được gọi theo tên người hoặc tên dòng họ, người có công lập bản như Tà Giang Phình, Lý Lao Chải, Hạng Tả Chải v.v. hoặc gọi theo đặc điểm địa lý, tự nhiên…
Trưởng bản có quan hệ khá chặt chẽ với các trưởng họ, khi cần bàn bạc, quyết định những việc hệ trọng. Mỗi bản đều khoán ước để điều hành công việc chung và tổ chức lễ hội, tang ma, cưới xin… Các lễ ăn ước hay lễ ăn hội (lễ “nào sồng”, “nào cống” có ý nghĩa lớn trong việc quy định công việc cụ thể liên quan đến việc quản lý bản và sản xuất, đời sống…).
2.7. Loại hình Ê Đê
Trong các dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn – Khơme, Tạng – Miến ở phía Bắc hay ở Trường Sơn – Tây Nguyên tổ chức bản, làng, buôn vẫn còn giữ những nét truyền thống của thiết chế xã hội truyền thống. Các dân tộc Êđê, Bana, Stiêng… còn lưu giữ những nét cũ của thiết chế xã hội truyền thống: đề cao vai trò của thủ lĩnh làng, các bô lão, già làng trong làng, buôn…
3. Truyền thống tốt đẹp và hạn chế của thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người
3.1. Những truyền thống tốt đẹp
– Truyền thống đoàn kết cộng đồng và vai trò của người có uy tín. Đoàn kết cộng đồng tạo nên cầu nối để đoàn kết giữa các dân tộc cùng cư trú và sinh sống, và được phát huy cao độ trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và trong xây dựng đất nước.
– Truyền thống tự quản và tính chất dân chủ thuần phác: Từ khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, trên con đường xây dựng đất nước, thiết chế tự quản mang tính dân chủ thuần phác cũng đã được kế thừa tiếp thu nhằm xây dựng hệ thống chính trị mới trong các DTTS ở nước ta.
– Những giá trị của luật tục – công cụ góp phần quản lý xã hội hiệu quả. luật tục và phong tục tập quán có vai trò quan trọng trong đời sống tộc người và là một trong những yếu tố truyền thống quan trọng có tác động mạnh mẽ đến củng cố và xây dựng HTCT cơ sở.
3.2. Những hạn chế
– Tổ chức, thiết chế xã hội truyền thống có tính chất khép kín, của công xã nông thôn tự cung tự cấp
– Tàn dư của thiết chế xã hội, quan hệ xã hội truyền thống ở các dân tộc thiểu số còn in đậm trong tâm lý dân tộc, trong phong tục tập quán, tập tục.
– Thiết chế xã hội cũ cũng để lại những tàn dư lạc hậu về tư tưởng, lối sống và quan hệ ứng xử trong thiết chế chính trị.
– Về phương thức quản lý điều hành xã hội, tư duy theo kinh nghiệm tuyệt đối hóa kinh nghiệm dẫn đến tình trạng trì trệ, kém năng động trong quản lý xã hội truyền thống của các DTTS.
4. Phát huy các yếu tố tích cực của thiết chế xã hội truyền thống trong giai đoạn hiện nay
4.1. Về phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người cú uy tín
Nhận thức đúng vai trò của người có uy tín trong cộng đồng: Già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ… phát huy tác dụng nhất định trong cuộc sống dân làng, có đóng góp quan trọng trong xây dựng, củng cố HTCT cơ sở mỗi vùng, mặc dù nó không được thừa nhận như một nhân tố chính thống trong hệ thống quản lý xã hội. Sự hiện diện của già làng trong đời sống dân làng hiện nay đã góp phần tạo nên sự ổn định và lành mạnh cho cộng đồng.
4.2. Về kết hợp luật tục với luật pháp
Về nội dung của Luật tục có tính tổng hợp chứa đựng các chuẩn mực về phần lớn các quan hệ xã hội hình thành trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Luật tục cũng có những quy định rất rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu về các hành vi vi phạm Luật tục, các biện pháp xử phạt, giữa các thành viên trong cộng đồng vào nếp sống, tôn ti, trật tự nhất định.
Chính vì vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái lập luật tục là rất đúng đắn, song cũng phải được tính toán kỹ, tránh để tình trạng luật tục tạo ra những quy định trái với luật pháp, mà phải cùng luật pháp duy trì xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong một trật tự, kỷ cương thống nhất, thúc đẩy tiến bộ.
4.3. Về củng cố thiết chế làng – bản
Thứ nhất, phải chăm lo xây dựng làng -bản… thành một cộng đồng cư trú với những điều kiện và khả năng phát triển đối với các dân tộc.
Thứ hai, xây dựng làng-bản, phum, sóc thành một cộng đồng văn hoá, thể hiện trên hàng loạt các phong tục, tập quán sinh hoạt văn hoá mang tính dân chủ, bình đẳng giữa con người với con người. Trong đó, bảo vệ truyền thống văn hoá của các dân tộc là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa củng cố làng-bản, phum, sóc từ những giá trị văn hoá (gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể).
Thứ ba, xây dựng làng-bản, phum, sóc thành một cộng đồng tâm linh lành mạnh, thể hiện trên các phương diện tín ngưỡng, tôn giáo… Đây là những yếu tố vô hình nhưng bền chặt, quy tụ con người hướng về các biểu tượng linh thiêng.
Tài liệu học tập
Tài liệu phải đọc:
1. Lê Sỹ Giáo (chủ biên): “Dân tộc học đại cương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
2. Lê Doãn Tá – Phan Hữu Dật (chủ biên)(1995), “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (chương về Thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số).
Tài liệu nên đọc:
1. Đậu Tuấn Nam (chủ biên): Giáo trình chính sách dân tộc ở Việt Nam: Dành cho chương trình đại học chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
Tự học đối với học viên (01 tiết học bố trí 02 giờ tự học)
Yêu cầu đọc tài liệu: Lê Doãn Tá – Phan Hữu Dật (chủ biên)(1995), “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (chương về Thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số).
Trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát đặc điểm thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam?
Vận dụng nội dung kiến thức nghe giảng chương trước vào vị trí công tác của học viên, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp.
Yêu cầu sản phẩm: 02 – 03 trang viết tay.
Yêu cầu nộp sản phẩm và sử dụng sản phẩm trong buổi học tiếp theo
* Câu hỏi ôn tập
1. Truyền thống tốt đẹp và hạn chế của thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người?
2. Phát huy các yếu tố tích cực của thiết chế xã hội truyền thống trong giai đoạn hiện nay?
7. Nhiệm vụ của học viên
– Đọc và nghiên cứu nội dung giáo trình, đề cương chi tiết của học phần, các tài liệu yêu cầu trong đề cương trước khi lên lớp.
– Nghiên cứu nội dung học tập và liên hệ với thực tiễn công tác sau khi nghe giảng, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp mỗi chương của học phần.
– Chuẩn bị sản phẩn tự học của mỗi chương trước khi chương học bắt đầu.
– Dự học trên lớp, các buổi thảo luận.
– Chuẩn bị nội dung phục vụ các buổi thảo luận trên lớp (nội dung, hình thức, cách thức).
– Tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, làm việc nhóm.
– Chuẩn bị các dụng cụ học tập, phần mềm tin học,…để học tập (nếu có).
8. Nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy học phần
– Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để tổ chức giảng dạy.
– Tổ chức giảng dạy và thảo luận theo đề cương, kế hoạch bài giảng theo quy định.
– Đọc các sản phẩm tự học của học viên để tổ chức dạy học và đánh giá chuyên cần của học viên.
– Giải đáp những vấn đề của học viên đề nghị gắn với nội dung học phần.
Nguồn: Khoa Dân tộc và Tôn giáo