Câu 1: Nghệ thuật nước ta thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỷ trước đó?, Câu 2: Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?, Câu 3:

Lời giải 1:

Họ tên người giải: vuonghaimt2

Câu 1:

Nghệ thuật nước ta thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX có những nét đặc sắc đó là

– Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi cho đến miền ngược đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

– Nghệ thuật tranh dân gian – đặc biệt là tranh Đông Hồ.

– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian. Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng được dựa theo đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

Câu 2:

Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng.

– Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi sa đọa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.

– Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, cuộc sống cơ cực, gây nên nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngành càng dâng cao.


Câu 3:

– Quan hệ buôn bán với:

   + Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.

   + Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

– Ý nghĩa:

   + Tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công truyền thống của ta như: tơ lụa, gốm sứ có điều kiện gia tăng về số lượng và chất lượng.

   + Nhân dân có điều kiện tiếp xúc với hàng thủ công của các nước.

   + Việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Câu 4:

Kinh tế:

Nông Nghiệp:

– Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

– Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.

Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

– Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.

– Mở cửa ải thông chơi búa.

– Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

Phát triển văn hóa dân tộc:

– Ban bố Chiếu lập học.

– Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.

– Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

Lời giải 2:

Đọc thêm  Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 17, Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 11 Bài 17

Họ tên người giải: tranquangphat8

1- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

2-Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng.

– Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.

– Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, cuộc sống cơ cực → Nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngày càng dâng cao.

Đọc thêm  đề cương môn giáo dục học đại cương

3- Quan hệ buôn bán với:

+ Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.

+ Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

  – Ý nghĩa:

+ Tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công truyền thống của ta như: tơ lụa, gốm sứ có điều kiện gia tăng về số lượng và chất lượng.

+ Nhân dân có điều kiện tiếp xúc với hàng thủ công của các nước.

+ Việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển → tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

4-

– Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.

– Quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.

– Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

– Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

– Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

+Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

 

Viết một bình luận