Mẫu biên bản bàn giao tài sản 3 bên mới nhất 2023 – Luật ACC

Biên bản bàn giao 3 bên

Biên bản giao nhận 3 bên là văn bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng nhằm ghi nhận lại sự việc giao nhận hàng hóa, tài liệu, chứng cứ,….. giữa các bên, ghi chép lại toàn bộ nội dung buổi bàn giao, trong đó có sự tham gia của ba bên trong quan hệ nhằm thực hiện mục đích nhất định. Sau đây, ACC xin giới thiệu mẫu biên bản bàn giao tài sản kèm hướng dẫn chi tiết nhất.

20151002170856 controllers business people working papers meeting
Mẫu biên bản bàn giao tài sản 3 bên mới nhất 2023

1. Các trường hợp nào cần sử dụng biên bản bàn giao?

Trong cuộc sống hiện tại, việc phát sinh các công việc có sự chuyển giao giữa các chủ thể như chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, giấy tờ diễn ra và phát sinh hàng ngày. Để tránh những rủi ro cũng như sự thoái thác trách nhiệm sau khi nhận bàn giao giữa hai bên chúng ta cần phải lập ra một biên bản bàn giao trong một số trường hợp sau:

– Khi các bên bàn giao tài sản, hàng hóa (bên nhận mua tài sản, hàng hóa nhận tài sản, hàng hóa từ bên bán,…) thì cần phải lập biên bản bàn giao tài sản, hàng hóa.

– Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, chuyển công tác, tai nạn lao động,… người lao động cần phải có biên bản bàn giao công việc lại cho người khác để người khác đảm nhận lại công việc của mình.

Biên bản bàn giao là chứng nhận cho việc hai bên đã tiến hành bàn giao nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm và đảm bảo xác định khi các bên xảy ra tranh chấp. Do đó, cần phải lập biên bản bàn giao thành hai bản và để mỗi bên giữ một bản.

2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản

Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.

Thông thường, biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:

– Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản;

– Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.

Như vậy, việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.

3. Hướng dẫn cách ghi biên bản bàn giao đúng chuẩn?

Để đảm bảo biên bản bàn giao tài sản chuyên nghiệp thì mẫu biên bản bàn giao tài sản cần phải đảm bảo văn phong của một văn bản hành chính theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Thể thức văn bản

  1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
  2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
  3. a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  4. b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
  5. c) Số, ký hiệu của văn bản.
  6. d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
Đọc thêm  Sách Và Giáo Trình Revit Mep 2017 Điện Nước Dựng Hình, Giáo Trình Học Revit Mep Thiết Kế Cơ Khí

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

  1. e) Nội dung văn bản.
  2. g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  3. h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
  4. i) Nơi nhận.
  5. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
  6. a) Phụ lục.
  7. b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
  8. c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
  9. d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
  10. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.”

Theo đó, khi trình bày một biên bản bàn giao cần phải bảo đảm:

– Cần phải ghi cụ thể ngày tháng năm bàn giao

– Thông tin của hai bên cần phải được ghi đầy đủ và chính xác bao gồm:

+ Họ và tên

+ Số CMND/CCCD

+ Ngày tháng năm sinh

+ Địa chỉ

+ Số điện thoại

– Nội dung của tài sản bao gồm:

+ Tên loại tài sản

+ Nội dung bàn giao

+ Giá trị tài sản (có thể trị giá thành tiền bằng chữ hoặc số)

– Chữ ký, xác nhận của hai bên.

4. Mẫu biên bản bàn giao tài sản chuẩn

4.1 Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

  1. Bên giao:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………

  1. Bên nhận:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………

III. Nội dung bàn giao

Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:

STTTên tài sảnĐơn vịSố lượngTình trạngThành tiềnChữ ký nhận

Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý.

Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.

Bên giao Bên nhận Bên làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

4.2 Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-

(1) ……, ngày…..tháng…….năm 20…..

BIÊN BẢN BÀN GIAO BA BÊN

(V/v: (2)….)

– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;

– Căn cứ Nội dung bàn giao về việc……ngày…/…/…..;(3)

Hôm nay, ngày….. tháng….. năm ……,chúng tôi gồm các bên sau: (4)

Đọc thêm  Danh Bạ Điện Thoại Doanh Nghiệp Năm 2021, Danh Bạ Điện Thoại Khối Doanh Nghiệp

BÊN BÀN GIAO ( BÊN A)

Tên công ty:……(5)

Mã số doanh nghiệp:………(6)

Trụ sở chính:……(7)

Điện thoại:……..Email:…..(8)

Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:…… Chức vụ:…(9)

BÊN NHẬN BÀN GIAO ( BÊN B)

Họ và tên:….. Năm sinh:………(10)

CMND/CCCD số:………Ngày cấp:…../…./….. Nơi cấp:…(11)

Nơi ĐKHKTT:…(12)

Chỗ ở hiện nay: ……(13)

Điện thoại:………(14)

BÊN CÓ LIÊN QUAN ( BÊN C)

Tên công ty:………( 15)

Mã số doanh nghiệp:……(16)

Trụ sở chính……(17)

Điện thoại:……….. Email:……(18)

Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:….. Chức vụ:…(19)

Sau quá trình bàn bạc chúng tôi đã đi đến thống nhất các nội dung trong cuộc họp ngày …./…./….. tại địa điểm………như sau:(20)

Bên A đồng ý bàn giao tài sản ……. Cho bên B, bên B có trách nhiệm nhận tài sản đúng thời gian địa điểm nêu trong hợp đồng. Bên C có liên quan xem xét , thẩm định tài sản và có trách nhiệm đảm bảo tính khách quan của buổi bàn giao…(21)

1.Thông tin tài sản bàn giao: (22)

– Tài sản

– Tài sản

– …

  1. Nội dung bàn giao: (23)

-……

-……

-……

  1. Giá trị tài sản bàn giao (24)

Tài sản … có giá trị là:…….. VNĐ (Số tiền bằng chữ:……….)

……

  1. Mục đích sử dụng tài sản bàn giao (25)

– Bên A bàn giao tài sản……cho bên B với mục đích:……

– Bên B nhận tài sản ……. nhằm ………

  1. Hình thức thanh toán: ( 26)

Bên B có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên A bằng hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

Thông tin tài khoản:

Chủ tài khoản nhận tiền:

Số tài khoản:

Tại ngân hàng:

………

  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên (27)

……

  1. Ý kiến của các bên (28)

……

……

  1. Kết luận (29)

………

Buổi bàn giao kết thúc vào hồi….h, ngày…tháng…năm … Tại……(30)

Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung của Biên bản và điều khoản của Hợp đồng đã xác lập giữa các bên. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và đảm bảo quyền lợi của các bên.

Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong Biên bản này.

Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN C

5. Hướng dẫn soạn thảo:

(1) : Điền ngày, tháng, năm lập biên bản

(2): Điền tên biên bản

(3): Điền ngày, tháng, năm căn cứ nội dung bàn giao việc

(4): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản

(5): Điền tên bên bàn giao ( bên A)

(6): Điền mã số doanh nghiệp của bên bàn giao

(7): Điền trụ sở chính của bên bàn giao.

(8): Điền số điện thoại/ email của bên bàn giao

(9): Điền tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ của họ

(10): Điền tên, năm sinh của bên nhận bàn giao ( bên B)

(11): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày, tháng, năm, nơi cấp

(12): Điền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bên nhận bàn giao

(13): Điền chỗ ở hiện nay của bên nhận bàn giao

Đọc thêm  Hình 1 Hình 4 Trang Chủ Giới Thiệu Văn Bản Bộ Tiêu Chí Xã, Logo Và Tên Gọi

(14): Điền số điện thoại của bên nhận bàn giao

(15): Điền tên của bên liên quan ( bên C)

(16): Điền mã số doanh nghiệp của bên liên quan

(17): Điền trụ sở chính của bên liên quan

(18): Điền số điện thoại của bên liên quan

(19): Điền tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ của bên liên quan

(20): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm họp bàn giao ba bên

(21): Điền nội dung biên bản

(22): Điền thông tin bàn giao tài sản

(23): Điền nội dung bàn giao tài sản

(24): Điền giá trị tài sản bàn giao

(25): Điền mục đích sử dụng tài sản bàn giao

(26): Điền hình thức thanh toán

(27): Điền quyền và nghĩa vụ của các bên

(28): Điền ý kiến của các bên

(29): Điền kết luận

(30): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm kết thúc buổi bàn giao

* Những lưu ý khi làm biên bản giao nhận

– Cung cấp đầy đủ thông tin hai bên.

– Soạn song song với hợp đồng mua bán hay vận chuyển hàng hóa. Bạn không nên để tới cuối mới vội vàng soạn thảo biên nhận. Như thế vừa dễ xảy ra sai sót, vừa không theo sát được tiến trình giao nhận.

– Chữ ký “tươi”. Đó chính dấu hiệu biểu tượng cho sự đồng tình của cả hai phía. Nếu như biên bản không được ký tên hoặc đóng dấu đầy đủ thì biên bản đó được xem như không có giá trị pháp lý.

– Biên nhận bàn giao các loại phải được sao ra thành hai bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp. Mỗi biên bản giao nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau.

– Mỗi loại biên bản giao nhận sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt.

– Mẫu biên nhận phải được bảo quản thật tốt. Các bên tham gia có trách nhiệm sử dụng biên bản một cách cẩn thận và đúng với pháp luật.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin